- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được
2.1.2.3. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền
tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền
Thực trạng trong bộ máy hành chính hiện nay vẫn có tình trạng một số cán bộ, công chức do cơ quan làm việc sử dụng (như giao trách nhiệm, quyền hạn, nội dung công tác chuyên môn…) nhưng do một cơ quan khác quản lý (như ý kiến đánh giá, đề nghị đề bạt, cách chức, xử lý…). Cơ chế như vậy cũng có mặt hợp lý của nó, tuy nhiên nó cũng có những bất cập nhất định. Có ý kiến cho rằng, những vị thuộc diện một cơ quan sử dụng và có cơ quan khác quản lý nếu không nhận thức đầy đủ thường không muốn khép mình vào tổ chức, ỷ lại, tự tung tự tác… đó cũng là một nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân đưa đến não trạng hiện nay cần được nghiên cứu.
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã nhận định quy mô sự thoái hoá là: “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu duỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về phẩm chất đạo đức và lối sống”. Tình hình ấy kéo dài qua các nhiệm kỳ Đại hội IX, X vẫn chưa suy giảm.
Sự suy thoái về đạo đức lối sống thể hiện tập trung trên 5 loại sau: Quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, mất đoàn kết, lối sống xa hoa truỵ lạc. Năm loại biểu hiện này chỉ có quần chúng xung quanh nơi công tác và cơ quan đang sử dụng mới có điều kiện nhận diện. Ngược lại với cung cách làm việc hiện nay, cơ quan quản lý thường bị thiếu thông tin, thông tin bị bưng bít, bị nhiễu… có trường hợp một số kẻ có chủ tâm tạo ra những thông tin bôi xấu người tốt, trung thực, đánh bóng, tô vẽ bản thân làm trắng đen lẫn lộn. Phải nhìn nhận một thực tế, còn sự nể nang, ngại va chạm, sợ trù dập, dĩ hoà vi quý, bệnh thành tích, chưa có cơ chế hữu hiệu hoá các kênh thông tin, cấp quản lý khó biết chính xác đối tượng mình quản lý.
Qua hoạt động, sinh sống con người bộc lộ hết khả năng và phẩm chất của mình. Không ai hiểu rõ cán bộ, công chức bằng đơn vị công chức, cán bộ làm việc. ở đâu cũng có chi bộ, đoàn thể, quy chế dân chủ… sức mạnh của Đảng chính là do ở từng chi bộ, do quần chúng. Trong thực tế có nhiều trường hợp ở chỗ làm việc thì bê bối, không hiệu quả, kém đạo đức… nhưng khi tiếp xúc với cấp quản lý với một bộ mặt “sạch sẽ” “trơn tru” luôn được đánh giá có triển vọng. Với cơ chế người sử dụng, người quản lý góp
phần tạo ra không ít “một bộ phận không nhỏ”, khó nhận diện để loại trừ, như các Nghị quyết Đại hội đã nêu. Tại diễn văn từ nhiệm đọc trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội, nguyên Thứ trưởng Phan Văn Khải nói lên điều trăn trở của mình sau nhiều năm giữ cương vị người đứng đầu bộ máy hành chính là “công tác cán bộ nhiều khi vượt khỏi tầm tay”. Ông cho rằng, cần phải gắn quyền hạn của người sử dụng công chức với việc quản lý cán bộ công chức. Quả đúng như vậy, trong nhiều giải trình của các Bộ trưởng trước Quốc hội, khi có liên quan đến việc xử lý cán bộ cao cấp, điều viện dẫn văn bản của Đảng, ý kiến kết luận của Uỷ ban kiểm tra Trung ương. Đảng ta đang trong quá trình đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, tất nhiên quá trình này dù sao vẫn chưa hoàn thiện. Nếu có trường hợp cụ thể nào không được xử lý rốt ráo theo pháp luật thì cũng không có gì khó hiểu. Thậm chí có trường hợp lợi dụng sự chưa rạch ròi này để tránh né cũng là chuyện có thật, như việc đã từng có một vị bị chất vấn về những bê bối có liên đến cá nhân mình thì viện lý do “đã trả lời với Uỷ ban kiểm tra Trung ương nên không trả lời trước Quốc hội”: Không thể tránh né trong việc nhìn nhận não trạng này. Chỉ có nhìn thẳng vào sự thật thì mới mong cải thiện được tình hình.
Cách hợp lý nhất, có nên chăng, cơ quan nào, cấp nào sử dụng cán bộ, công chức cơ quan đó, cấp đó giữ vai trò chủ yếu trong trách nhiệm quản lý cán bộ, có tiếng nói quyết định trong việc đánh giá, xử lý, đề bạt. Nếu không sẽ còn bất cập.
Trước thực trạng trên đặt vấn đề trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong việc tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền quả là một trách nhiệm khó khăn không dễ chu toàn.
Trách nhiệm của người đứng đầu ở đây suy cho cùng là trách nhiệm trước mọi hoạt động của công chức. Tuy nhiên hoạt động công vụ của công chức vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến trách nhiệm người đứng đầu, đặc biệt là khó quy trách nhiệm khi cần thiết.
Thứ nhất, hoạt động công vụ, công tác quản lý cán bộ, công chức chưa đổi mới và theo kịp với sự đổi mới về vai trò của Nhà nước trong quản lý đời sống xã hội và tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Nhận thức về hoạt động công vụ, công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ tập trung bao cấp. Trong hoạt động công vụ, mối quan hệ giữa hành chính với chính trị; hành chính với sự nghiệp
công; giữa hoạt động quản lý nhà nước mang tầm vĩ mô với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phân định triệt để và thực hiện có hiệu quả. Trên nhiều lĩnh vực, hoạt động công vụ thiếu thống nhất, chưa đảm bảo thông suốt; kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức chưa nghiêm; việc phân loại công chức chưa bảo đảm khoa học, khách quan dẫn đến việc bố trí, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn.
Thứ hai, về mặt pháp lý, hiện nay chúng ta đã có hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện điều chỉnh về hoạt động của cán bộ, công chức nói chung và người đứng đầu cơ quan nói riêng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ, cán bộ công chức; chưa quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động công vụ trong quá trình phục vụ nhân dân và xã hội; nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ chưa được quy định một cách hệ thống và bổ sung đầy đủ thành các nhóm nghĩa vụ và trách nhiệm; chưa chú trọng đúng mức đến quyền lợi đối với công chức như chính sách tiền lương, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác; các chuẩn mực về đạo đức công vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể; chưa có quy định về thanh tra công vụ; việc điều động, thuyên chuyển cán bộ, công chức giữa các cơ quan, tổ chức còn bất cập, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và ăn khớp giữa các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan của nhà nước. Các điều kiện bảo đảm cho công chức để thực thi tốt công vụ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, thông suốt. Ngoài ra, một số quy định về quản lý nhà nước đối với công chức chưa tạo ra sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng trong thực tiễn.
Thứ ba, trên thực tế, việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hiện nay chủ yếu gắn với chỉ tiêu biên chế; cách thức tuyển dụng công chức áp dụng theo chế độ làm việc lâu dài, phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nhưng chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động. Trong nhiều cơ quan, tổ chức, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức có xu hướng nặng về văn bằng, chứng chỉ, chưa chú trọng nhiều đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức, dẫn đến tình trạng đào tạo chưa gắn với yêu cầu thực tiễn. Hiện
tượng này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, làm suy giảm hiệu quả hoạt động công vụ và chưa thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao bổ sung cho nền công vụ, trong khi xã hội đang có xu hướng dịch chuyển lực lượng lao động sang khu vực tư.
Các hạn chế trên đã làm cho hoạt động công vụ chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, phát sinh các tiêu cực ảnh hưởng đến đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của công chức, giảm sức sáng tạo trong hoạt động công vụ, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong quá trình phục vụ nhân dân. Các biểu hiện về thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về năng lực, chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc ở một bộ phận cán bộ, công chức đã làm cho bộ máy hành chính trì trệ, kém hiệu quả; các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tồn tại trong cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Từ thực trạng trên, để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì thế rất cần ban hành Luật công vụ mới nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền. Cũng cần nói thêm rằng, Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội khoá XII thông qua năm 2008 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2010 chỉ chứa đựng chưa đến 10% quy định về hoạt động công vụ.