Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Nhật Bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 60 - 64)

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được

1.4.4. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Nhật Bản

nhà nước Nhật Bản

Chế độ công chức của Nhật Bản trong đó có chế độ trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN được xây dựng muộn hơn các nước tư bản phương Tây. Thang 10 năm 1947, Chính phủ Nhật Bản đặt ra Luật công chức nhà nước. Sau đó Quốc hội và Nội các lại lần lượt ban bố Luật tổ chức hành chính nhà nước (7.1948); và Điều lệ riêng về giáo dục công chức (1.1949); Luật lương bổng của viên chức nói chung (4.1950); Luật công chức địa phương (12. 1950); Pháp lệnh liên quan đến việc đối xử với các công chức trong nền công vụ làm việc cho các tổ chức quốc tế (12.1970); Điều khoản bổ sung của Luật công vụ quốc gia về hệ thống giới hạn tuổi đối với quan chức chính phủ (6. 1981). Tháng 5. 1992 hệ thống làm việc năm ngày trong tuần đối với công chức nhà nước có hiệu lực. Cơ quan Nhân sự đã quy định nhiều quy tắc cụ thể quy định chế độ đối với công chức nói chung và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, hình thành mọt chế độ công chức hiện đại đồng bộ và khá hoàn chỉnh, trong đó vấn đề trách nhiệm trong thi hành công vụ của công chức được xác định hết sức chặt chẽ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền công vụ Nhật Bản là trách nhiệm trong nền công vụ nói chung và trong từng tổ chức cụ thể của công chức được xác định rõ. Mỗi công chức trong đó có công chức lãnh đạo phải đặt mình trong hệ thống công vụ nói chung và phải có ý thức phối hợp liên ngành, liên bộ.

Trong các năm từ 1981 đến 1994 đã có 172 luật liên quan đến cải cách quản lý hành chính được thông qua.Tháng 10-1996, Nhật Bản thành lập Hội đồng Cải cách

hành chính và cải cách cơ cấu để tiến hành nghiên cứu, soạn thảo một báo cáo để trình lên Chính phủ. Hơn một năm sau, tháng 12-1997, bản báo cáo cuối cùng của Hội đồng đã hoàn tất và được Chính phủ thông qua. Dựa vào kết quả khảo sát, nghiên cứu trên, tháng 6-1998, Nhật Bản đã ban hành một đạo luật (cơ bản) về cải cách cơ cấu Chính phủ Trung ương và lập ra Ban Chỉ đạo Cải cách cơ cấu Chính phủ Trung ương. Trên cơ sở Luật Cải cách Chính phủ, Nhật Bản đã ban hành liên tiếp 17 luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trung ương và cơ quan hành chính độc lập (7-1999), 61 luật quy định vai trò, chức năng của các bộ và các cơ quan mới dự kiến sẽ thành lập (12-1999) và 90 nghị định của Chính phủ về tổ chức bên trong của các bộ, các hội đồng và các tổ chức khác (5-2000). Sau gần 4 năm tiến hành từng bước những công việc trên, một bộ luật cơ bản, các luật khác và nhiều văn bản dưới luật về cải cách hành chính và cơ cấu của Nhật Bản đã lần lượt được ban hành và tất cả bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6-1-2001. Với việc ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như vậy, cuộc cải cách hành chính và cơ cấu tại Nhật Bản, về cơ bản được xem là thành công. Các tổ chức lâm thời được lập ra để làm nhiệm vụ cải cách đã hoàn thành công việc và đã giải tán.

Mục tiêu cải cách của Nhật Bản là xây dựng một chính phủ có bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả; hoạch định được những chính sách mang tầm chiến lược, toàn diện để đáp ứng với sự thay đổi thường xuyên của tình hình; có những quan điểm linh hoạt, mềm dẻo để quản lý tốt những vấn đề khẩn cấp, bất thường và có những quan điểm rõ ràng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với nhân dân.

Nội dung cơ bản của cải cách cơ cấu ở Nhật Bản là tăng cường sự lãnh đạo của Thủ tướng và Nội các; tổ chức lại các bộ theo hướng giảm số lượng các bộ, tăng cường vai trò tập trung quyền lực cho Thủ tướng; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính độc lập.

Phương pháp thực hiện cải cách là quy định rõ phạm vi thẩm quyền của các bộ và thiết kế những thủ tục chặt chẽ để phối hợp công tác giữa các bộ; thiết lập một hệ thống tổ chức để đánh giá giá trị, đánh giá chính sách và đặc biệt là xây dựng các bộ phận thông tin mạnh; tách bộ phận kế hoạch, hoạch định chính sách khỏi các cơ quan có chức năng tổ chức, thực hiện và tư nhân hóa những công việc có thể tư nhân hóa được.

Để xác định trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN Nhật Bản đã xác định những quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc cơ bản làm căn cứ cho việc sắp xếp, thành lập các bộ mới và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ là, tách chức năng soạn thảo chính sách và lập kế hoạch khỏi chức năng thực hiện chính sách; tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận soạn thảo và thực thi chính sách của Chính phủ trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của từng bên và thiết lập bộ phận để đánh giá chính sách. Một trong những nguyên tắc thành lập bộ mới ở Nhật bản đó là xác định rõ trách nhiệm từng Bộ và người đứng đầu các Trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc đó, bộ máy Chính phủ ở trung ương hiện nay đã được thu gọn đáng kể, từ 23 bộ và một văn phòng xuống còn 12 bộ và một văn phòng.

Các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Nhật Bản hiện nay tăng cường quyền lực cũng như làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đối với các Bộ. Thủ tướng có thể khởi xướng các chính sách và thông qua Ban Thư ký Nội các cùng Văn phòng Nội các (với vai trò, vị trí đã được nâng lên và chính sách cho phép thu hút, điều động nhân tài từ các bộ) để hình thành các chính sách đó và tăng cường bổ nhiệm các chức vụ chính trị tại các bộ. Đây là những biện pháp nhằm tập trung quyền lãnh đạo, tăng cường vai trò của Thủ tướng. Trước đây, các chính sách nói chung được đề xuất từ các bộ, đến nay những chính sách quan trọng có tầm chiến lược chủ yếu sẽ được đề xuất từ Thủ tướng. Trước đây, không có chính trị gia trong hệ thống hành chính, nay trung bình mỗi bộ có 5 chức vụ chính trị: một số thứ trưởng được chọn trong số các đại biểu Quốc hội và được chỉ định vào Văn phòng Nội các và các bộ, có vị trí dưới bộ trưởng và trên các thứ trưởng phụ trách hành chính, có quyền thay bộ trưởng và chịu một phần trách nhiệm quan trọng của bộ. Một hệ thống các trợ lý chính trị của bộ trưởng cũng đã được chỉ định vào các bộ tham gia hoạch định chính sách và những công việc liên quan đến chính trị. Một trong những điểm nổi bật của cải cách hành chính Nhật Bản là đề cao vai trò, trách nhiệm của Phủ Nội các, Ban Thư ký nội các. Đây là mô hình bảo đảm trách nhiệm của Thủ tướng đặc biệt là trách nhiệm điều hành Chính phủ.

Bộ máy Chính phủ Nhật bản gồm 12 Bộ, bộ máy còn lại của Chính phủ Nhật Bản đặt tại Phủ Nội các do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo. Phủ Nội các có hai cơ quan

khác nhau: Ban Thư ký Nội các và Văn phòng Nội các đều có chức năng giúp việc cho Thủ tướng, quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó Văn phòng Nội các là cơ quan hỗ trợ hành chính cho Ban Thư ký Nội các. Ngoài ra, tại đây còn có các cơ quan khác như Cục Pháp chế Nội các và Hội đồng An ninh Nhật Bản. Ban Thư ký Nội các là cơ quan hoạch định và điều phối có quyền lực để hỗ trợ trực tiếp cho Thủ tướng: hoạch định các chính sách cơ bản để quản lý đất nước; chịu trách nhiệm về chương trình nghị sự của Nội các và những vấn đề chung liên quan đến Nội các; phối hợp và lồng ghép các biện pháp quản lý của các bộ; thu thập, điều tra những thông tin liên quan đến chính sách quan trọng của Nội các. Chức năng hoạch định chính sách và điều phối toàn diện của Ban Thư ký nội các đã thực sự được củng cố nhờ sự cải cách về tổ chức.

Văn phòng Nội các là cơ quan hành chính có vai trò kép. Một mặt, có trách nhiệm hỗ trợ cho Nội các (trong vai trò này, Văn phòng Nội các có vị trí cao hơn so với các bộ); mặt khác, Văn phòng Nội các được xếp ngang các bộ trong việc tiếp nhận, xử lý các vấn đề của các cơ quan trong bộ máy hành chính. Văn phòng Nội các có nhiều hội đồng chuyên môn như Hội đồng chính sách kinh tế và tài chính; Hội đồng nghệ thuật, khoa học và công nghệ; Hội đồng bình đẳng giới; Hội đồng phòng chống thiên tai; ủy ban năng lượng nguyên tử và một cơ quan đặc biệt phụ trách những vấn đề của Hoàng gia. Ngoài ra, Văn phòng Nội các còn có một số cơ quan độc lập như: Cục Phòng vệ, ủy ban an toàn công cộng quốc gia, Cơ quan giám sát tài chính (thanh tra, giám sát mọi vấn đề về tài chính), Cục Nhân sự quốc gia. Văn phòng Nội các là cơ quan phối hợp toàn diện về chính sách kinh tế, tài chính; nghệ thuật và khoa học - công nghệ; phòng chống thiên tai; bình đẳng giới, phát triển vùng Ô-ki-na-oa và Hô-kai-đô...

Trong việc ban hành các quyết định quản lý, chức năng soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu thuộc về các bộ, Văn phòng Nội các và Ban Thư ký Nội các (thực tế, 90% các dự thảo luật do các cơ quan này đề xuất, soạn thảo; 10% còn lại do các đại biểu Quốc hội đề xuất và soạn thảo). Chức năng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện tập trung, chủ yếu thuộc về Cục Pháp chế Nội các (Cục này là một cơ quan độc lập, đặt tại Phủ Nội các, do người có chức vụ tương đương Bộ trưởng nhưng không phải là chính trị gia đứng đầu) và Ban Thư ký Nội các. Bộ Tư pháp không có chức năng thẩm định các văn bản luật, trừ những nội dung liên quan đến lĩnh

vực quản lý của bộ. Quy trình xây dựng và trình, ban hành các văn bản luật được quy định chặt chẽ, bao gồm nhiều bước rất cụ thể:

Bước 1, các văn bản dự thảo luật do các bộ soạn thảo sẽ được chuyển tới Cục Pháp chế Nội các để thẩm tra, nghiên cứu, lấy ý kiến các cơ quan liên quan và trình lên Ban Thư ký Nội các.

Bước 2, Ban Thư ký Nội các xem xét các văn bản dự thảo đó và có quyền quyết định việc trình Nội các hoặc đình lại. Bộ trưởng chủ trì việc dự thảo luật phải có tờ trình Thủ tướng, xin trình bày dự luật trước Nội các và đích thân trình bày trước Nội các. Nếu được 100% thành viên Nội các nhất trí, dự thảo được thông qua sẽ được trình Quốc hội.

Bước 3, Hội nghị toàn thể của Quốc hội thông qua dự án luật. Trong trường hợp có vấn đề cần xem xét thêm, dự thảo sẽ được chuyển đến ủy ban chuyên trách của Quốc hội để thẩm định và đích thân Bộ trưởng sẽ phải giải thích trước ủy ban này. Dự luật được ủy ban chuyên trách của Quốc hội bỏ phiếu nhất trí sẽ được đưa ra Hội nghị toàn thể của Quốc hội một lần nữa để thông qua.

Bước 4, mỗi dự thảo luật đều phải thông qua hai Viện (không quan trọng thứ tự trước sau) là Thượng viện và Hạ viện với quy trình giống nhau.

Bước 5, thực hiện các thủ tục để ban hành.

Quy trình xây dựng, ban hành các văn bản dưới luật (Nghị định của Nội các để hướng dẫn thi hành luật, Thông tư của bộ để hướng dẫn thực hiện nghị định) cũng có những quy định tương tự. Nghị định do các bộ soạn thảo, chuyển qua Cục Pháp chế Nội các để thẩm định và thông qua Ban Thư ký Nội các, trình lên Nội các. Thông tư do các bộ trưởng tự quyết theo những chỉ dẫn của nghị định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)