Vai trò của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 38 - 41)

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được

1.2.2.Vai trò của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề chung về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước gồm: định nghĩa, phạm vi tác động, nguyên tắc xác định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;

Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;

Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong tổ chức, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị;

Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền;

Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước đối với các quyết định hành chính của mình và của tập thể;

Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý tài sản công;

Nhóm quy phạm pháp luật về điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;

Nhóm quy phạm pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.

1.2.2. Vai trò của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước hành chính nhà nước

Pháp luật với tính cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội có vai trò hết sức to lớn trong việc duy trì và đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội. Vai trò của pháp

luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN cũng chính là những biểu hiện cụ thể vai trò của pháp luật đối với nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

Pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN là cơ sở pháp lý xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo có đủ năng lực phẩm chất đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Trong cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan đóng vai trò trung tâm, chủ đạo. Bởi lẽ, trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay đang tồn tại chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong đó có kế thừa hạt nhân của nguyên tắc chế độ thủ trưởng hay còn gọi là người đứng đầu cơ quan có vai trò phụ trách mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là người được giao phó một chức vụ hành chính nhất định (cá nhân có thẩm quyền quản lý - lãnh đạo cơ quan). Do đó, người đứng đầu cơ quan gánh vác trách nhiệm công vụ nặng nề theo quy định của Hiến pháp, pháp luật liên quan. Theo nguyên tắc vận hành của chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là một thiết chế trong đó mọi quyết định quan trọng của cơ quan, quyền chỉ huy cao nhất cũng như toàn bộ trách nhiệm của cơ quan hành chính cụ thể đều thuộc về người đứng đầu cơ quan. Trong các cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan là người có nhiều quyền hành song cũng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên, trước các cơ quan quyền lực nhà nước về toàn bộ hoạt động của cơ quan. Tuy nhiên, một mâu thuẫn xảy ra trong thực tiễn khi áp dụng chế độ trách nhiệm thủ trưởng đó là quyền hạn được tập trung vào người đứng đầu cơ quan, trách nhiệm được xác định cụ thể cho người đứng đầu đó nên những chồng chéo, mâu thuẫn về thẩm quyền giữa người đứng đầu cơ quan với các cá nhân có thẩm quyền khác được giảm bớt, hiệu quả công việc được nâng cao. Tuy nhiên, trong thực tế, chế độ thủ trưởng cũng tiềm ẩn những bất lợi trong quá trình thực hiện quyền lực bởi giao cho một cá nhân nhất định quyền hạn cao nhất của cơ quan Nhà nước dễ dẫn đến hiện tượng độc đoán, chuyên quyền thậm chí là lạm quyền. Điều này cho thấy để xác định trách nhiệm của người đứng đầu một cách khoa học và hiệu quả, đảm bảo người đứng đầu cơ quan phát huy hết vai trò của mình trong quản lý nhà nước thì cần phải có hệ thống pháp luật đủ mạnh.

Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có những vai trò cơ bản như sau:

Một là, pháp luật thể chế hóa chủ trương của Đảng về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.

Chủ trương đường lối của Đảng về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước muốn đi vào cuộc sống thực tế bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau, nhưng một trong những công cụ quan trọng nhất có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội là phải thông qua nhà nước. Nhà nước bằng công cụ riêng có của mình là pháp luật thể chế hóa những chủ trương đó thành hệ thống quy phạm pháp luật. Hệ thống quy phạm này điều chỉnh, hiện thực hóa các chủ trương của Đảng về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN vào đời sống và buộc mọi chủ thể có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh. Đồng thời hệ thống quy phạm đó cũng là phương tiện, công cụ hữu hiệu để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.

Hai là, pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là phương tiện xác định cơ sở pháp lý về quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước đối với cấp trên và đối với nhân dân. Đồng thời bảo đảm trật tự kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước. Điều này có ý nghĩa trong việc xác định mối quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước với đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền. Bên cạnh đó các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và là cơ sở xác định rõ chức vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Đây chính là những quy định pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật có ý nghĩa như các tiền đề và căn cứ về trách nhiệm của người đứng đầu. Chỉ khi nào pháp luật quy định cụ thể về các chức vụ khác nhau trong cơ quan nhà nước, xác định cụ thể phạm vi thẩm quyền theo chức vụ của người đứng đầu cơ quan nhà nước với các chức vụ khác trong cơ quan thì mới có thể có cơ sở để phận định trách nhiệm và phạm vi quyền lực của người đứng đầu cơ quan nhà nước.

Ba là, pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước có vai trò trong việc bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN, thể hiện:

Đó là sự tuân thủ nghiêm chỉnh, chính xác và tự giác các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu. Hơn bất kể chủ thể nào, pháp luật về người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước quy định người đứng đầu cơ quan nhà nước phải gương mẫu trong tổ chức thực hiện pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và trừng trị đích đáng. Đồng thời là cơ sở pháp lý đảm bảo cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra hành chính tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo người đứng đầu cơ quan phải tuân thủ theo Hiến pháp và các quy định pháp luật có liên quan.

Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước khẳng định quyền lực của nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước - đó là quyền hành pháp, một trong ba nhánh quyền lực không thể thiếu trong đời sống quyền lực của Nhà nước. Đồng thời, xác định trách nhiệm kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện ba quyền đó nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực.

Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống một cách chuyên nghiệp nhất bởi hoạt động tổ chức và điều hành được xác định cụ thể cho các đối tượng là NĐĐCCQHCNN, có trách nhiệm chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

Bốn là, pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước là cơ sở pháp lý cho nhân dân tiến hành các hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động và chính sách quản lý Nhà nước do người đứng đầu cơ quan thực hiện. Nếu không có các quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm người đứng đầu thì nhân dân không thể có căn cứ để đi đến các kết luận, kiến nghị về việc xây dựng chính sách, pháp luật và hoàn thiện chế độ công vụ, hay tố cáo các hành vi quan liêu, lộng quyền của người thủ trưởng cơ quan hoặc các cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của người đó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 38 - 41)