- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được
3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
quy định cụ thể về trách nhiệm của từng chức danh đứng đầu của bộ máy hành chính từ trung ương tới cơ sở trên cả hai phương diện: các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong thực thi nhiệm vụ công vụ và trách nhiệm cá nhân khi vi phạm pháp luật.
Cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nhằm khắc phục những biểu hiện “ núp bóng” tập thể khi có sai phạm hoặc khó khăn trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Trên cơ sở đó phát huy được hết khả năng, năng lực của NĐĐCCQHCNN trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Xây dựng chế độ công vụ đề cao tính chịu trách nhiệm trong hoạt động công vụ của đội ngũ công chức nói chung và công chức lãnh đạo nói riêng là một xu thế khách quan trong điều kiện cải cách hành chính ở nước ta hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước quan hành chính nhà nước
Mục 1.3 đã xác định những tiêu chí cơ bản xác định mức độ hoàn thiện pháp luật trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Để đáp ứng được
những tiêu chí trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật này cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Phải quán triệt đầy đủ các quan điểm hoàn thiện pháp luật trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính ở mục 3.1 của Báo cáo này.
- Pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận không thể thiếu của thể chế hành chính. Nền hành chính sẽ không thể vận hành và kém hiệu quả nếu thiếu những qui định về tổ chức bộ máy hành chính, về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, trong đó có trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN từ trung ương tới cơ sở. Yêu cầu của hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cũng chính là yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.
+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, điều chỉnh cơ cấu Chính phủ, các Bộ theo hướng giảm bớt các Bộ chuyên ngành về kinh tế, tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khắc phục chồng chéo chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan hành chính. Đề cao trách nhiệm cá nhân của NĐĐCCQHCNN.
+ Đơn giản hóa và sắp xếp hợp lý cơ cấu tổ chức bên trong các Bộ, xác định rõ chức năng, tránh chồng chéo, đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính trong đó có NĐĐCCQHCNN.
+ Thực hiện phân cấp mạnh, trong đó cần thiết ban hành các qui định về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương. Phân định rõ trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN ở địa phương theo hướng cấp trên không can thiệp trực tiếp vào các công việc đã phân cấp cho cấp dưới. Bảo đảm trách nhiệm đến cùng đối với NĐĐCCQHCNN, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong hoạt động quản lý, điều hành.
+ Thực hiện chế độ thủ trưởng trong tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong đó chuyển từ chế độ ủy ban sang chế độ thủ trưởng và
thực hiện việc bầu cử phổ thông chức danh này từ đó làm rõ trách nhiệm của người