Giai đoạn Hiến pháp 1959 đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 67 - 68)

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được

2.1.1.2. Giai đoạn Hiến pháp 1959 đến năm

Giai đoạn này pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN tiếp tục được ghi nhận cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Trong đó phải kể đến các quy định của Hiến pháp 1959 và Luật Tổ chức HĐND và ủy ban hành chính các cấp.

- Điểm nổi bật trong các quy định về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN là tiếp tục bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Các quy định của Luật Tổ chức HĐND và ủy ban hành chính quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

“Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban hành chính cấp trên trực tiếp có quyền đình chỉ công tác của thành viên Uỷ ban hành chính phạm lỗi. Uỷ ban hành chính có thành viên phạm lỗi sẽ đưa việc phạm lỗi của thành viên đó ra HĐND cùng cấp xét định.

Uỷ ban hành chính các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, phân công phụ trách.

Mỗi thành viên của Uỷ ban hành chính chịu trách nhiệm chung về công tác của Uỷ ban hành chính và chịu trách nhiệm riêng về phần công tác của mình.

Chủ tịch Uỷ ban hành chính lãnh đạo công tác của Uỷ ban hành chính, triệu tập và chủ toạ các cuộc họp của Uỷ ban hành chính; bảo đảm việc chấp hành các nghị quyết của HĐND cấp mình, các nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư và chỉ thị của Uỷ ban hành chính và của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Phó chủ tịch giúp Chủ tịch lãnh đạo công tác của uỷ ban hành chính, có thể được Uỷ ban hành chính phân công chỉ đạo từng khối công tác của Uỷ ban hành chính và uỷ nhiệm thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.

Uỷ viên thư ký lãnh đạo văn phòng của uỷ ban hành chính, giải quyết công việc hàng ngày của Uỷ ban hành chính dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch và các Phó chủ tịch.

Chủ tịch, các Phó chủ tịch, uỷ viên thư ký họp thành bộ phận thường trực của Uỷ ban hành chính”.

Nhận xét chung:

Từ những qui định trên cho thấy pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn này mang nặng dấu ấn trách nhiệm tập thể (Hội đồng). Các qui định về trách nhiệm cá nhân còn ít và chỉ dừng ở những qui định mang tính nguyên tắc, thiếu tính cụ thể. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này có những bước phát triển hơn thời kỳ trước cả số lượng văn bản và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Ví dụ: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước bao gồm trách nhiệm của Chủ tịch (Thủ trưởng) và phó Chủ tịch…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)