Giai đoạn Hiến pháp 198 0-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 68 - 71)

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được

2.1.1.3. Giai đoạn Hiến pháp 198 0-

Pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN giai đoạn Hiến pháp 1980 tiếp tục ghi nhận và cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước được xây dựng và tổ chức thực hiện trong điều kiện nền hành chính nhà nước trong giai đoạn tập trung và từng bước chuyển đổi. Vì vậy các quy định về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN được quy định chủ yếu trong Hiến pháp và các Luật tổ chức Hội đồng

Bộ trưởng, Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp và một số văn bản pháp qui do Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành. Việc quy định cụ thể trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN trong từng lĩnh vực công tác gắn với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của NĐĐCCQHCNN chưa có bước phát triển đồng bộ.

- Dấu ấn của chế độ trách nhiệm thủ trưởng (trách nhiệm tập thể lãnh đạo) trong các quy định về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN vẫn còn đậm nét. Tuy nhiên ở mức độ nhất định các quy định pháp luật cũng tiếp tục khẳng định và kế thừa nguyên tắc trách nhiệm cá nhân NĐĐCCQHCNN giai đoạn trước đó.

Luật Tổ chức Hội đồng bộ trưởng 1981 quy định:

“Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.

Hội đồng bộ trưởng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng thời phát huy tính chủ động của các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.

Hội đồng bộ trưởng quyết định tập thể các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên Hội đồng bộ trưởng về phần công tác được giao và phần tham gia vào công việc chung của Hội đồng bộ trưởng”.

Về chế độ trách nhiệm cá nhân Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn ở địa phương trong giai đoạn này thể hiện rõ nét chế độ trách nhiệm tập thể Uỷ ban, mặc dù trong các quy định đều đề cập tới trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Uỷ ban và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Các quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983 cho thấy rõ điều đó:

“UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và trước UBND cấp trên trực tiếp; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và trước Hội đồng bộ trưởng.

Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HĐND, UBND cùng cấp, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND cấp mình và trước cấp trên”. (Điều 52)

“Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Uỷ viên thư ký hợp thành bộ phận thường trực UBND.

Thường trực UBND có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Bảo đảm việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và các quyết định, chỉ thị của UBND.

2- Căn cứ vào quyết định của UBND, giữa hai kỳ họp của Uỷ ban, giải quyết những vấn đề thuộc quyền hạn của Uỷ ban và báo cáo với Uỷ ban trong kỳ họp gần nhất của Uỷ ban.

3- Chuẩn bị các kỳ họp của UBND; đưa ra UBND thảo luận những vấn đề thuộc nội dung các kỳ họp của HĐND.” (Điều 53)

“Chủ tịch UBND lãnh đạo và điều hành công tác của UBND; triệu tập và chủ toạ các kỳ họp của UBND; bảo đảm việc chấp hành các nghị quyết của HĐND, các quyết định, chỉ thị của UBND cấp mình và các nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của các cơ quan Nhà nước cấp trên.” (Điều 54)

“UBND thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.” (Điều 57)

“Các cơ quan chuyên môn giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.” (Điều 58)

“Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp mình, đồng thời, chịu sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND, báo cáo công tác trước HĐND cấp mình khi cần thiết; đồng thời, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với cơ quan chuyên môn cấp trên.” (Điều 59).

- Thời kỳ này số lượng văn bản qui phạm pháp luật và các qui định liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính tăng so với các thời kỳ trước.

- Đây là thời kỳ mang nặng dấu ấn trách nhiệm tập thể - tập thể lãnh đạo tập thể quyết... trách nhiệm cá nhân người đứng đầu rất mờ nhạt. Trách nhiệm này nếu có cũng chỉ dừng lại trách nhiệm cá nhân trước tập thể lãnh đạo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)