0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HÀ TĨNH DOCX (Trang 100 -102 )

Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, thực hiện xã hội hóa dạy nghề là điều kiện thuận lợi to lớn, là cơ sở để cho công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh phát triển. Đặc biệt, ngày 18/4/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động ở nông thôn, đã tạo ra những tiền đề quan trọng để Hà Tĩnh tiến hành đẩy mạnh công tác này.

ở Hà Tĩnh hiện nay nhu cầu đào tạo nghề của lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn là rất lớn. 85,62% lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang đặt ra một nhiệm vụ to lớn. nặng nề cho công tác này. Đặc biệt những hộ nông dân bị thu hồi đất, các đối tượng chính sách, lao động thuộc các dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn, lao động nữ chưa có việc làm... tất cả những đối tượng trên đang rất cần việc làm. Thực tế đó đòi hỏi phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.

Công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh cần phải đáp ứng các yêu cầu của chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, phù hợp với tình hình sinh thái và ngành nghề của địa phương, gắn với nhu cầu của thị trường, kết hợp với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để xây dựng chương trình dào tạo thiết thực cho hoạt động lao động sản xuất của bà con nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao dân trí ở nông thôn.

Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn, Hà Tĩnh cần thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:

- Có chiến lược quy hoạch tổng thể các đối tượng và các ngành nghề đào tạo phù hợp với từng vùng, trong từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến hành một cách có hệ thống.

- Mở rộng và nâng cấp các Trung tâm đào tạo nghề tại các huyện để tăng quy mô đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn ở cho các học viên ở nông thôn tham gia học nghề.

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho lao động nông thôn, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định nghề để dạy. Xác định ngành nghề đào tạo phải căn cứ năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới Hà Tĩnh cần tập trung đào tạo các ngành nghề: Kỹ thuật sắt, kỹ thuật điện, luyện kim, kỹ thuật điện tử, vận hành xe máy thi công, khai thác mỏ, xây dựng và công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp đang hình thành của tỉnh.

Mặt khác, tỉnh phải mở rộng đào tạo đại trà và thường xuyên các ngành nghề chế biến thủy sản, rau quả, thực phẩm, nông, lâm nghiệp, nuôi trông thủy sản, thú y, chăn nuôi phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu làm việc lúc nông nhàn...

- Cần chú trọng cả đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn.

+ Đối với ngành nghề dài hạn: Phải trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp, học viên có thể thích nghi với cơ chế thị trường, có thể chuyển đổi nghề trong nhóm có liên quan và có năng lực vươn lên để đạt trình độ cao hơn. Theo hướng này, Hà Tĩnh cần phát huy vai trò của hệ thống các trường dạy nghề: Trường Dạy nghề kỹ thuật Việt Đức; Trường Cơ điện luyện kim -Phân hiệu Hà Tĩnh; Trường Kỹ nghệ Hà Tĩnh, Trường Trung học kỹ thuật Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với trường dạy nghề ngắn hạn: Cần trang bị cho học viên một số kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nhất định về trồng trọt, lâm sinh, thú y, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, sử dụng công cụ máy nông, lâm nghiệp...những kiến thức về quản lý kinh doanh nông

nghiệp, để học viên xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Cần mở rộng và đa dạng hóa loại hình đào tạo này để tạo được cơ hội cho người lao động ở nông thôn tham gia học tập. Ưu tiên đào tạo các hộ nghèo, các hộ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đát, các hộ vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, dạy nghề miễn phí cho người tàn tật, có kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng này theo tinh thần Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian trước mắt, Hà Tĩnh cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động theo hướng phục vụ chuyển giao kỹ thuật và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Trồng lúa cao sản, sản xuất ngô đông, chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn siêu nạc, bò lai sin, bò lấy thịt, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao.... trang bị kỹ thuật công nghệ hướng vào sản xuất hàng hóa có giá trị lớn trong nông nghiệp.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn.

ở Hà Tĩnh, do đặc điểm địa phương có nhiều vùng tiểu sinh thái, ngành nghề sản xuất đa dạng chính vì vậy cần phải có nhiều hình thức đào tạo nghề cho người lao động ở vùng nông thôn, như: đào tạo nghề tạo chỗ gắn liền với tổ chức lại sản xuất kinh doanh và giới thiệu việc làm tại chỗ cho hội viên nông dân. Hình thức này có thể áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp nông thôn, các làng nghề. Đối với các vùng núi, vùng sâu vùng xa ở Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh...có thể tổ chức dạy nghề lưu động cho bà con nông dân về các ngành nghề chăn nuôi bò, lợn, trồng các loại cây đặc sản... mang kỹ thuật ngành nghề đến với học viên, kết hợp vừa học vừa thực hành, dạy nghề một cách trực quan sinh động học viên tận dụng được thời gian lúc nông nhàn, ít tốn kém chi phí đi lại...

Ngoài ra, có thể tổ chức dạy nghề thông qua xây dựng các mô hình sản xuất điển hình và nhân rộng cho mọi người cùng làm; có thể gắn chương trình dạy nghề với phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau vượt đói nghèo... phối hợp các hình thức phong phú, đa dạng đưa lại hiệu quả cao cho công tác dạy nghề.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HÀ TĨNH DOCX (Trang 100 -102 )

×