Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 33 - 34)

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, năm ở 170 53’50’’ vĩ độ Bắc,

1060 35’ kinh độ đông, phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía

Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp hai tỉnh nước bạn Lào là Khăm Muội và Bôly Khăm Xay.

Hà Tĩnh là một dải đất hẹp với chiều dài là 122 km, chiều rộng là 60km, phía Đông dãy Trường Sơn với đầy đủ các dạng địa hình: rừng núi, gò đồi, trung du, đồng bằng và duyên hải, trong đó đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, phức tạp và bị chia cắt mạnh. Phía Bắc tỉnh là một vùng đất phù sa màu mỡ do dòng sông La và sông Lam bồi đắp làm hình thành nên vung đồng bằng ở Đức Thọ, Hồng Lĩnh và một phần huyện Can Lộc. Phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi đồi. Xen lẫn giữa địa hình đồi núi cao là các thung lũng nhỏ hẹp thuộc lưu vực sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và rào Nổ. Phía Nam tỉnh, nhìn chung địa hình có độ dốc nhiều hơn, phần lớn là đồi núi trọc, đất đai bị xói mòn, cằn cỗi rất khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn ở phía Đông, tỉnh có bờ biển dài 173 km rất thuân lợi cho phát triển kinh tế biển cũng như phát triển kinh tế hàng hóa, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển, giao lưu kinh tế trong và ngoài nước.

Trên lãnh thổ Hà Tĩnh có các con sông lớn chảy qua, đó là sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông La, sông Nghèn... với tổng chiều dài gần 400 km tạo nên nguồn nước phong

phú. Các hồ đập ở Hà Tĩnh có dung tích chứa hơn 500 triệu m3 nước, đóng góp lớn cho

Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa mạnh giữa hai mùa tạo nên sự khắc nghiệt: mùa mưa có nhiều bão lụt, mùa nắng gay gắt và gió Phơn

Tây Nam làm nhiệt độ thường lên tới 39 - 400C. Hà Tĩnh nắng lắm mưa nhiều, lũ lụt hạn

hán thường xuyên xẩy ra gây khó khăn cho đời sống và sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh rất phong phú.

Về đất đai, toàn tỉnh hiện có 605 395 ha chiếm 1,825% diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó đất nông nghiệp là 105 395ha; đất lâm nghiệp là 348 899ha; đất cho xây dựng cơ bản là 2 603 ha và 148 003 ha là các loại đất khác. Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 276 949 ha chủ yếu là đất trống đồi trọc 47, tr.8-11.

Về tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, có nhiều tiềm năng và khoáng sản như cát, quặng, có nhiều bãi tắm đẹp có thể phát triển du lịch và có những cảng có giá trị kinh tế lớn như cảng biển nước sâu Vũng áng.

Theo số liệu điều tra của viện nghiên cứu Hải sản trung ương, biển Hà Tĩnh có trữ lượng cá là 85 865 tấn, trữ lượng tôm vùng lộng 500-600 tấn và mực vùng lộng là 3 000 - 3 500 tấn, nhưng chỉ mới khai thác khoảng 10-15% Hà Tĩnh cũng có tiềm năng lớn về khoáng sản như quặng sắt ở Thạch Khê, Thạch Hà; mỏ thiếc ở Sơn Kim - Hương Sơn; mỏ chì, kẽm ở Nghi Xuân; mỏ than ở Hương Khê và nhiều sa khoáng như vàng ở Kỳ Anh, Hương Sơn, ô xít titan, đá, cát, sỏi và một số các vật liệu xây dựng khác có trữ lượng khá cao, nhưng chưa được đầu tư khai thác [48, tr.25].

Điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng của Hà Tĩnh là một trong những yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 33 - 34)