Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 75 - 76)

- Đối với vùng ven biển: Nên tập trung phát triển các nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối...

Hà Tĩnh là một tỉnh nhỏ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, gần 80% dân số ở vùng nông thôn, các nguồn tài nguyên phong phú, nhưng chỉ ở qui mô nhỏ. Do vậy, phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề ở nông thôn là hướng phát triển phù hợp để giải quyết việc làm cho người nông dân, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là cơ sở để phát triển CNH, HĐH của tỉnh.

3.1.2. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn thôn

Lực lượng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh, thường nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24 (chiếm đến 79,86%) chủ yếu là lực lượng lao động mới bổ sung hàng năm, chưa có nghề nghiệp ổn định. Chính vì vậy nhu cầu được đào tạo nghề đối với những đối tượng này là rất lớn.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của Hà Tĩnh có nhiều bước phát triển. Các cơ sở đào tạo đã được đầu tư, xây dựng như Trường Công nhân kỹ thuật Việt Đức, Trường Công nhân kỹ thuật Giao thông, trước đây chỉ đào tạo công nhân lái xe và phối hợp đào tạo thêm công nhân xây dựng, nay đã được phát triển thành trường kỹ thuật, kỹ nghệ Hà Tĩnh đào tạo đa ngành, với qui mô đào tạo hàng ngàn người /năm. Các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm được qui hoạch thống nhất với tên gọi là trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm. Đội ngũ giáo viên cũng từng bước được chuẩn hoá.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để nâng cao sức mạnh cạnh tranh về nguồn lao động, nhất là lực lượng ở nông thôn và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, công tác đào tạo nghề cho người lao động ở Hà Tĩnh cần phải gắn với chiến lược phát triển nguồn lao động của địa phương và của cả nước cũng như chiến lược phát triển nguồn lao động trong các ngành nghề và doanh nghiệp. Vì vậy, phải mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn theo hướng sau:

- Mở rộng liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong địa phương và các địa phương trong cả nước, để tăng số lượng lao động được đào tạo.

- Mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức quốc tế để tranh thủ trình độ kỹ thuật công nghệ, nguồn vốn... cho công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Liên kế với các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước để thống nhất nội dung, chương trình đào tạo, phát huy thế mạnh của cơ sở, đồng thời tranh thủ kinh nghiệm, thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở đào tạo lớn.

- Liên kết cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm huy động

kinh phí và gắn đào tạo với sử dụng. Kinh nghiệm dạy nghề cho nông dân của các địa phương cho thấy: dạy nghề cho nông dân phải đảm bảo mục đích người lao động phải được học và học được, làm được và được làm. Các đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là trung tâm thực hành vừa là nơi đưa ra các đơn đặt hàng cho cơ sở đào tạo.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình trường lớp (của nhà nước, của tư nhân và quốc tế); Có sự liên kết giữa các loại hình để tạo ra các hình thức và mô hình đa dạng, năng động, đáp ứng cầu của thị trường lao động. Đồng thời có sự liên thông giữa các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề nhằm đa dạng hoá ngành nghề và cấp độ, đáp ứng nhu cầu tìm việc và tự tạo việc làm cho người lao động nhất là người lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)