Định hướng phát triển theo ngành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 74)

- Phải phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút nhiều và

nhanh lực lượng lao động dư thừa, nâng cao thu nhập và đời sống nhất là đời sống của nông dân. Đó là những ngành có nguyên vật liệu có sẵn, tại chỗ như chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở Hà Tĩnh có thể đẩy mạnh sản xuất các ngành chế biến dăm gỗ, sản xuất đồ gỗ cao cấp... Phát triển kinh tế rừng ở phía Tây và phía Nam của tỉnh; Phát triển nghề muối, nghề làm nước mắm... ở những vùng ven biển...

- Phát triển các ngành thủ công nghiệp và xây dựng, các ngành sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống ở nông thôn: Cụ thể như ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các công cụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn như khai thác cát, sỏi ở Hương Khê, Cẩm Xuyên, khai thác đá ở Hồng Lĩnh, Nghi Xuân,... hay hình thành những cụm sản xuất cơ khí ở các thị trấn, thị tứ sản xuất máy móc nông, ngư nghiệp...

- Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, một mặt cung cứng vật tư, hàng hoá cho sản xuất và đời sống, mặt khác tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay cần chú trọng phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, phát triển các loại hình dịch vụ về tư vấn tiếp thị, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật... cho người lao động.

Bên cạnh đó phải khôi phục các làng nghề truyền thống, như làng nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ, nghề rèn ở Trung Lương, nghề dệt thảm ở Xuân Hội, nghề làm chăn nệm ở Thạch Đồng... và du nhập những ngành nghề mới như nghề nuôi trồng nấm, nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn cho nông dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 74)