Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 50 - 53)

ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp:

Lực lượng lao động ở nông thôn Hà Tĩnh chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua ngành nông nghiệp của Hà Tĩnh đã có bước phát triển ổn định và theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, tăng thu nhập và tạo nhiều việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê cho thấy giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã gảm từ 67,33 % năm 2001 xuống còn 65,14 % năm 2003; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 29,73% năm 2001 lên 32,03% năm 2003 và dịch vụ trong nông nghiệp tăng từ 2,94% năm 2001 lên 3,02% vào năm 2002. Như vậy cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đẫ được chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Ngành trồng trọt đã xoá bỏ độc canh cây lương thực, phát triển sản xuất những giống cây trồng có giá trị cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Các loại cây công nghiệp được mở rộng diện tích và tăng cường đầu tư thâm canh. Năm 2005 toàn tỉnh đã có 21.771 ha trồng lạc, 1.291 ha chè và cao su là 3. 963 ha. Ngoài ra các giống cây ăn quả

như cam ở Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch-Hương khê, vải thiều, cũng được đầu tư phát triển, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn vùng núi phía Tây và phía Nam của tỉnh. Ngành chăn nuôi cũng được phát triển theo hướng tăng trọng lượng bình quân và chất lượng gia súc xuất chuồng. Nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả cao đang được nhân rộng ở Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà... Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 28% năm 2000 lên 31% năm 2005. Trong những năm tới Hà Tĩnh xác định phát triển chăn nuôi là mũi đột phát trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có chính sách khuyến khích một bộ phận dân cư khai thác đất trống, đồi trọc, tận dụng diện tích mặt nước, ao hồ phát triển kinh tế trang trại với nhiều qui mô khác nhau, sử dụng nhiều lao động phổ thông. Hiện nay tỉnh có hàng ngàn gia trại, trang trại, có nhiều trang trại lớn đạt tiêu chí qui định tại thông tư liên bộ số 69. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng không ngừng được mở rộng từ 2.967 ha năm 2001 lên 4.612 ha năm 2003 (tăng 56%)... Chủ yếu là nuôi tôm, ba ba, ếch... và những sản phẩm hàng hoá có giá trị cao phục vụ đời sống và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động trong vùng và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn vùng ven biển. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi đã làm cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế của nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.

Bảng 2.11: Lao động làm việc trong ngành kinh tế tại thời điểm 1/7

hàng năm, phân theo ngành kinh tế và khu vực [5], [7], [38]

Đơn vị tính: người Năm Tổng số Các ngành Tổng số Lao động Nông thôn

Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ và các ngành nghề khác Tổng số LLLĐ nông Tổng số LLLĐ nông Tổng số LLLĐ nông

thôn thôn thôn

2001 582.341 528.130 495.462 480.589 46.797 40.082

2003 577.725 523.614 473.959 450.262 62.253 41.513

2005 641.829 546.814 504.159 483.990 66.402 36.299 53.278 26.522 Bảng 2.11 cho thấy ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn là ngành sản xuất có nhiều lao Bảng 2.11 cho thấy ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn là ngành sản xuất có nhiều lao động tham gia nhất, hàng năm số lao động ngành này tăng đến hàng vạn người, nhất là ở khu vực nông thôn. Năm 2003, số lao động nông thôn tham gia trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là: 450.262 và đến năm 2005 đã tăng lên 483.993; trung bình hàng năm tăng từ 1 vạn đến 1,5 vạn lao động.

- Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Trong những năm qua ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 2001 đến 2005 là 20,84%; giá trị tăng lên là 23,56%. Trong đó công nghiệp khai thác tăng 25,38%; công nghiệp chế biến tăng 20%; công nghiệp khí đốt tăng 21,6% so với năm 2001, đưa doanh thu xuất khẩu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 263 lần so với năm 2001. Đóng góp ngân sách từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 85,228 tỷ đồng năm 2005, tăng 2,79 lần so với năm 2001. Cơ cấu nghành nghề sản xuất kinh doanh và loại hình doanh nghiệp ngày càng phong phú và mở rộng. Đến nay tỉnh đã có 978 doanh nghiệp, trong đó có 870 là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong xây dựng cơ bản chiếm 42 %; doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông lâm thuỷ sản chiếm 17,3% với số vốn đến năm 2005 là 483.506 tỷ đồng. Bình quân 1,4 tỷ đồng /1 doanh nghiệp. Số lao động được sử dụng là 37.375 lao động. Bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng trên 20 lao động, chưa kể số lao động thời vụ.

Công tác xây dựng cơ bản có nhiều tiến bộ. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (2001-2005) đạt 6.051,3 tỷ đồng, riêng năm 2005 đạt 2.327 tỷ đồng. Tỉnh đã tiến hành khai thác sử dụng hiệu quả biển cảng số 1, khởi công biển cảng số 2 cảng nước sâu Vũng áng; nâng cấp và xây dựng mới 105 km đường, 19 cầu trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ; trên 200km đường giao thông nông thôn 1.500km kênh mương cứng... Cơ sở hạ tầng toàn tỉnh từng bước được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới [18, tr.14].

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề truyền thống từng bước được phục hồi. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện đáng kể một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề tập trung được quy hoạch, đầu tư xây dựng, đã đi vào hoạt động có hiệu quả thu hút đầu tư và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng đều các năm từ 46.797 người năm 2001 lên 66.402 người năm 2005, trong đó lực lượng lao động nông thôn là: 36.299 người(bảng 2.11).

- Ngành dịch vụ:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, ngành thương mại, dịch vụ của Hà Tĩnh cũng ngày càng được mở rộng và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tỉ lệ đóng góp của ngành vào tăng trưởng GDP của tỉnh ngày càng cao, giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 8,95%, cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện, chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển về cả số lượng và chất lượng, năm 2005 đạt 8,5 máy điện thoại trên 100 dân, tăng 7 lần so với năm 2000. Các loại hình dịch vụ khác như giao thông vận tải, tư vấn pháp luật, xúc tiến việc làm, giám định và phản biện, bảo hiểm đều phát triển. ở khu vực nông thôn, hoạt đông thượng mại dịch vụ có bước phát triển mới, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ như: Cung ứng hàng tiêu dùng, vật tư, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt xuất hiện phổ biến trong từng thôn xóm. Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, các thị tứ, chợ nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Số lao động làm việc trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ của tỉnh tăng nhanh từ 41.513 người năm 2003 tăng lên 53.278 người năm 2005, trong đó lực lượng lao động nông thôn làm kinh tế dịch vụ là 26.522 người chiếm 49,78% [38, tr.4].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 50 - 53)