Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh qua chương trình quốc gia xúc tiến việc làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 56 - 66)

trình quốc gia xúc tiến việc làm

- Phát triển kinh tế - xã hội tao mở việc làm cho lao động nông thôn:

Phát triển kinh tế, xã hội tạo mở việc làm là nhánh cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định tăng hay giảm chỗ làm việc. Đối với người lao động ở nông thôn, phát triển nông nghiệp, xây dựng, mở rộng các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hoạt động cơ bản nhất để tạo mở việc làm, nâng tỷ lệ thời gian lao động, thưc hiện "ly nông, ly điền, bất ly hương”, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn theo hướng hiện đại.

Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết 02/NQ-TW của Ban chấp hành Đảng bộ Hà Tĩnh khóa XIV, toàn tỉnh đã đẩy mạnh tập trung, từng bước xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh, phấn đấu trở thành một tỉnh có kinh tế, xã hội phát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, cơ sở vật chất được tăng cường đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu về ăn mặc và đi lại, chữa bệnh, học tập và làm việc, đảm bảo về thông tin và văn hoá... của người dân.

Để đạt được mục tiêu trên, toàn tỉnh đã tập trung thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

Một là, củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo định hướng CNH, HĐH. Toàn tỉnh đã tiến hành tốt việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, qui hoạch về thuỷ lợi, giao thông, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện thâm canh, khai thác mọi tiềm năng lợi thế của địa phương phát triển kinh tế xã hội. Trong 5 năm qua, từ 2001 đến 2005 toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 1.500km kênh mương cứng đảm bảo nước tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và cây công nghiệp; Xây dựng trên 2 000km đường giao thông nông thôn bằng bê tông hoặc rải nhựa. Giao thông ở thôn xóm được thông suốt đến trung tâm xã và ruộng đồng, tạo điều kiện để công tác vận chuyển được cơ giới hoá. Đến nay, ở nông thôn Hà Tĩnh 100% xã đã có điện thoại và điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, trong đó ưu tiên cho việc phát triển ngành nghề và thủ công nghiệp của xã.

Hoạt động thương mại dịch vụ ở nông thôn cũng được phát triển các chợ nông thôn ở các xã hay cụm xã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện mở mang dịch vụ cung cấp vật tư, giống, phân bón cũng như cung ứng hàng hoá, thu mua nông sản cho nông dân một cách thuận lợi.

Tất cả những thành tựu trên đã đưa lại sự phát triển vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là ở những xã nghèo vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đến năm 2005, toàn tỉnh có 80% gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, 70% làng bản được công nhận làng bản văn hoá. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, các quan hệ kinh tế - xã hội rộng mở, và từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại ở Hà Tĩnh.

Hai là, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá và khai thác lợi thế của địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, khai thác tối đa tài nguyên đất đai, tài nguyên nước và lực lượng lao động. Hàng chục ngàn ha đất trống đồi trọc được cải tạo trồng cây công nghiệp. Các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ tỉnh có chương trình cho vay vốn, cung cấp con giống vật nuôi, cây trồng, khuyến khích người dân cải tạo

vườn tạp, trồng cây ăn quả, tận dụng diện tích mặt nước ao hồ, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực này. Bên cạnh đó các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Thuỷ sản và Sở Lao động Thương binh và xã hội làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tổ chức, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, cho vay vốn và phát triển sản xuất, các hộ gia đình có kiến thức làm ăn, có việc làm ổn định, hạch toán sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thích ứng với cơ chế thị trường.

Kinh tế - xã hội ở nông thôn Hà Tĩnh đang từng bước phát triển, tạo mở hàng vạn chỗ làm mới cho người lao động trên địa bàn. Từ năm 2001 đến 2005, số lao động nông thôn tăng dần trong các ngành nghề và khu vực kinh tế. Năm 2003, lao động làm việc trong các ngành kinh tế ở khu vực nông thôn là 523.614 người đến năm 2005 đã tăng lên 546.814 người. Trung bình mỗi năm khu vực nông thôn tạo ra hơn 2 vạn chỗ làm mới cho người lao động [38, tr.4].

- Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn giải quyết việc làm:

Để phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, các cấp lãnh đạo của Tỉnh đã xác định Hà Tĩnh cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành và thực hiện tốt chính sách tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Trong 5 năm (2001-2005) Tỉnh đã huy động nguồn vốn cho sản xuất và giải quyết việc làm là 181.242 triệu đồng. Trong đó vốn chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm là 38.732 triệu đồng, tổng kinh phí bổ sung quĩ giải quyết việc làm là 14.834 triệu đồng. Bình quân hàng năm cho vay hơn 430 dự án, giải quyết việc làm mới cho 2.600 lao động. Riêng năm 2005 ngân hàng chính sách xã hội cùng với ngành Lao động thương binh và xã hội đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thẩm định cho vay 737 dự án với số tiền là 17.804 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động.

Bảng 2.13: Vốn quốc gia thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo

và giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh (2001 - 2005) [40, tr.17]

Năm Chương trình, dự án đầu tư 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 5 năm (2001- 2005) Tổng 7.792 7230 6.920 8.825 7.970 38.732 Dự án thực hiện ĐCĐC miền núi 2.000 400 200 300 500 3.400

Đào tạo cán bộ xã nghèo

làm XĐGN 200 200 200 200 200 1.000

Hướng dẫn người nghèo

làm ăn 20 100 50 170

Hướng dẫn khuyến

nông, khuyến lâm 200 200 200 200 1.000

Hỗ trợ phát triển ngành

nghề 500 500

Hỗ trợ trung tâm xúc

tiến việc làm 500 500

Bổ sung quĩ vay giải

quyết việc làm 2.834 3.000 3.000 3.000 3.000 14.734

Qua bảng 2.13 cho thấy, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh trong 5 năm (2001 -2005) là 38.732 tỷ đồng. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, việc thực hiện cho vay vốn được thực hiện chặt chẽ: Sở Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan thường trực kết hợp với sở kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính - vật giá, duyệt các dự án cho vay, kho bạc nhà nước quản lý vốn, thẩm định tính khả thi, khả năng hoàn trả vốn và thực hiện cho vay. Bằng nguồn vốn trên tỉnh cũng đã tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cho người lao động như: Bồi

dưỡng kiến thức cho trên 6.500 cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, bồi dưỡng kiến thức cho trên 10.500 hộ nghèo về cách thức làm ăn để vượt ngưỡng đói nghèo. Mỗi năm tỉnh tổ chức tập huấn 2 đợt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, mỗi đợt có trên 2.200 người tham gia, bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh cho người dân vùng núi, vùng đồng bằng ven biển. Tỉnh đã triển khai thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho nông dân. Trong 2 năm (2004-2005) Tỉnh đã hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho 1.350 lao động ở nông thôn, trang bị kiến thức ngành nghề giúp họ có cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm. Trong 5 năm qua, nhờ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm kết hợp với nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, kinh tế nông lâm ngư nghiệp ở Hà Tĩnh có bước tăng trưởng khá, tạo ra hàng vạn việc làm, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, dự án xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm được gắn kết với chương trình 135, chương trình phát triển nông, lâm nghiệp và các nghề khác đã giúp bà con vùng núi vùng sâu phát triển sản xuất. Trong 2 năm (2003-2005) tổng kinh phí ổn định phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm là 2.500 triệu đồng. Kết quả thu được là: trong 2 năm thực hiện dự án (2003-2005) đã trồng được 117 ha chè, 79 ha bưởi, 28 ha cam, 10 ha vải thiều, 19 ha trầm gió. Các dự án về chăn nuôi đã hỗ trợ 43 con lợn giống, 40 con bò, 3.250 con gia cầm các loại, giúp cho 3.161 lượt hộ gia đình về giống để phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho hơn 1 vạn lượt người. Các dự án hỗ trợ đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh [40, tr.14].

- Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động trong nước ra nước ngoài làm việc. Hiện nay, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế xã hội phổ biến của mọi địa phương trong cả nước. Nhất là ở những tỉnh có điệu kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng có nguồn nhân lực dồi dào trong khi nền kinh tế địa phương chưa đủ khả năng tạo mở việc làm thu hút hết lực lượng lao động xã hội, xuất khẩu lao động là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động.

Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã tranh thủ tối đa mọi thuận lợi, tìm mọi giải pháp phát triển ngành nghề trên địa bàn để tạo mở việc làm cho người lao động, trong đó công tác

xuất khẩu lao động được tỉnh coi là công tác mũi nhọn, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là người lao động ở nông thôn. xuất khẩu lao động sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của địa phương.

Những năm qua, thực hiện chỉ thị 18/2002 ngày 29/11/2002 của UBND Tỉnh về tăng cường quản lý và tổ chức công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh và chỉ thị 44/CT.TU. của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài, công tác xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả tốt. Hiện nay toàn tỉnh đã có 12 đơn vị trực tiếp xuất khẩu lao động và dịch vụ tạo nguồn về xuất khẩu lao động. Năm 2003, tỉnh đã xuất khẩu lao động trên 7.000 người. Năm 2004, tỉnh đã xuất khẩu lao động 5.942 lao động đi các nước Đài Loan, Hàn quốc, Malayxia, Lào, Nhật. Năm 2005, mặc dù nhà nước có chủ trương không đưa lao động Việt Nam đi nước ngoài làm nghề giúp việc gia đình và các nước có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhưng chỉ 10 tháng đầu năm Hà Tỉnh đã xuất khẩu 4.405 người. Từ năm 2002 đến năm 2005 Tỉnh đã xuất khẩu lao động 21.827 người. Trong đó 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực tiếp được 5.670 người, chiếm 25,98%; 5 doanh nghiệp tạo nguồn xuất khẩu lao động 5.234 người, chiếm 23,98% và 4 trung tâm dịch vụ việc làm xuất khẩu lao động 10.923 người, chiếm 50,04%.

Người lao động ở Hà Tĩnh xuất khẩu chủ yếu sang các nước: + Đài Loan: 7.916 người chiếm 36,27%,

+ Malayxia: 8.924 người chiếm 40,89%, + Hàn Quốc: 2991 người chiếm 13,70%,

+ Các nước khác 1.996 người chiếm 9,14 % [38, tr.3].

Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và xã hội, bình quân mỗi năm số người đi xuất khẩu lao động đưa về cho tỉnh nguồn thu là 400 tỷ đồng.

Như vậy, trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, chủ yếu là lao động ở nông thôn và tạo ra nguồn thu đáng kể cho tỉnh. Năm 2003- 2004 Hà Tĩnh đứng đầu cả nước về xuất khẩu lao động.

Năm 2005, công tác xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh được Bộ Lao động Thương binh và xã hội quan tâm, cử nhiều đoàn đến nghiên cứu và học tập kinh nghiệm. Điển hình xuất khẩu lao động ở Hà Tỉnh là mô hình xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân. Cương Gián là một xã nghèo ven biển của một huyện nghèo của tỉnh, có diện tích tự nhiên là 2.242,44 ha. Toàn xã có 2.728 hộ với 12.163 nhân khẩu. Diện tích đất nông nghiệp của xã chỉ chiếm 18 % (365 ha) nhưng lại bạc màu, năng suất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề đánh cá với thu nhập không cao. Trước năm 1992 đời sống nhân dân trong xã vô cùng khó khăn, trên 50% hộ nghèo đói, trên 200 hộ, 1.250 nhân khẩu phải bỏ quê hương đi kiếm sống khắp nơi. Vào đầu năm 1993, nắm bắt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động, Cương Gián đã nhanh chóng xác định xuất khẩu lao dộng là mũi nhọn phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá nhanh tình trạng đói nghèo và tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế bền vững sau này. Công tác xuất khẩu lao động được phổ biến rộng rãi trong nhân dân thu hút được nhiều người, nhiều nhà chú ý, hăng hái tham gia. Cuối năm 1994, đầu năm 1995 toàn xã chỉ có 15 đến 20 người đi lao động đánh cá tại Hàn Quốc, sau đó tăng dần lên. Vì lúc đó chi phí cho một người đi xuất khẩu lao động chỉ hết từ 5 đến 7 triệu đồng Việt Nam nhưng thu nhập hàng tháng lại từ 180 đến 250 USD (chưa tính tiền thưởng sau một kỳ hợp đồng/ năm). Như vậy, trừ chi phí lúc đầu, mỗi năm lao động sẽ có thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng. Nguồn thu nhập cao đã thu hút lực lượng lao động, nhất là lao động chưa có việc làm ở Cương Gián đi xuất khẩu lao động. Đến năm 2000, số người đi xuất khẩu lao động của xã đã tăng đến 1.200 lượt và số dư tại các nước là 680 người. Số lao động đó đã đưa về cho xã nguồn thu 20,5 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 46%, tăng hộ khá giàu lên 7%.

Tiếp túc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, từ 2001-2005 số lượng người xuất khẩu lao động ở Cương Gián đã đưa lên 4.000 lượt. Tại thời điểm tháng 7/2005 xã có 1.792 người đang lao động ở nước ngoài số lao động đó đã đưa lại nguồn thu từ xuất khẩu lao động cho xã là 45 tỷ đồng, tăng nguồn thu của xã từ 36 tỷ vào năm 2000 lên 68 tỷ năm 2005 [38, tr.5].

Có nguồn vốn UBND xã quyết định tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhiều ngành nghề tạo mở nhiều việc làm tại chổ cho người lao động. Hiện nay

Cương Gián đã nhựa hoá 16 /24 km đường giao thông liên thôn, liên xã, 78/89 phòng học cao tầng và kiên cố, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, trạm y tế, 12 km kênh mương nội đồng, đầu tư các phương tiện phục vụ đánh bắt hải sản với 6 đội tàu và xây dưng mô hình sản xuất mới như nuôi trồng thuỷ sản... Điều quan trọng là xã đã có một hội đồng quản trị quỹ tín dụng với nguồn vốn gần 12 tỷ đồng để cho vay sản xuất và xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh docx (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)