Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hệ thống CNPT cho ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 98 - 102)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNPT cho ngành xe

6. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hệ thống CNPT cho ngành.

cho ngành.

Kinh nghiệm phát triển CNPT của các quốc gia cho thấy, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Một điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp này cần được ưu đãi hơn về thuế đối với các khoản tái đầu tư để giúp họ tái sản xuất mở rộng. Việc khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn là “căn bệnh kinh niên” của khu vực tư nhân cần được giải quyết bắt đầu từ chính những thay đổi từ nhận thức đến hành động từ phía chính phủ. Tạo dựng môi trường kinh doanh rõ ràng. bình đẳng thống nhất và ổn định. tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng không phân biệt các thành phần kinh tế với nhau, lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong việc hoạch định các chính sách của nhà nước. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để kích thích mạnh tới sự phát triển của hệ thống CNPT cho ngành.

Xây dựng cơ chế không cho phép các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh độc quyền,giảm thiểu đến mức tối đa cơ chế “xin – cho” trong việc bố trí các dự án đầu tư, ưu đãi vay vốn và ký kết hợp đồng cung ứng theo quan hệ quen biết hiện vẫn đang diễn ra tại một số doanh nghiệp nhà nước.

Tiến hành xây dựng một số tập đoàn kinh tế với nền tảng là các tổng công ty cơ khí mạnh để làm “đầu tàu” cho sự phát triển của cả hệ thống. Khuyến khích các hình thức liên doanh. liên kết giữa các doanh nghiệp để tăng năng lực sản xuất. Tập trung thực hiện các dự án phát triển hệ thống vệ tinh. thầu phụ.

Kết luận

Tuy hiện tại còn rất nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau về hệ thống CNPT nói chung. nhưng vai trò của nó đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp chính yếu là không thể phủ nhận. Qua kết quả nghiên cứu sự phát triển của hệ thống CNPT cho ngành xe máy ở Việt Nam, có thể rút ra một số kêt luận sau:

Ngành công nghiệp xe máy là ngành tương đối thành công trong việc xây dựng hệ thống nhà cung cấp cho mình so với các ngành công nghiệp lắp ráp - chế tạo khác. Với hơn 200 nhà cung cấp đang hoạt động. ngành đã đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về linh phụ kiện.

So với quá trình phát triển của một số quốc gia khác trong ngành xe máy. Việt Nam đã có những bước rút ngắn rất đáng kể trong việc tăng tỷ lệ nội địa hoá, đặc biệt điều này được thực hiện trong những điều kiện khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều hạn chế tồn tại trong quá trình phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp cũng như của toàn hệ thống như: thiếu vốn. công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh còn thấp, liên kết yếu.... Những hạn chế này xuất phát từ cả những nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp và khách quan từ những thay đổi khách quan từ môi trường kinh doanh trong bối cảnh hội nhập.

Trong thời gian tới, nhu cầu về sản phẩm xe máy cũng như linh kiện xe máy sẽ vẫn tiếp tục được mở rộng cả thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng cần phải thay đổi cách thức tổ chức sản xuất và kinh doanh để có thể nắm bắt được những cơ hội mới. để có thể trở thành những nhà cung cấp đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, tập đoàn lắp ráp lớn. Sự trợ giúp về vốn, công nghệ, kỹ thuật và thông tin từ phía chính phủ là hết sức cần thiết cho sự phát triển của hệ thống CNPT của ngành trong giai đoạn đầu.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường cùng với những tiềm năng phát triển trong tương lai của công nghiệp xe máy Việt Nam đã và đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bỏ vốn đầu tư vào hệ thống CNPT cho

ngành xe máy. Nhiều doanh nghiệp lắp ráp xe máy FDI đã có những mục tiêu và dự án cụ thể: “trở thành nhà cung cấp phụ tùng xe máy của khu vực”. do đó đã không ngừng mở rộng quy mô vốn đầu tư và tìm kiếm các đối tác trong nước. Đây là cơ hội lớn để các nhà cung cấp nội địa cần nắm bắt để có thể trở thành đối tác của họ. từ đó nâng cao được năng lực sản xuất của mình.

Hi vọng rằng sự đầu tư mạnh mẽ của khu vực FDI. cùng với những nỗ lực thật sự của các doanh nghiệp trong nước sẽ giúp cho mục tiêu “Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam trở thành một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu xe máy, linh kiện và phụ tùng mạnh của khu vực” sẽ được hiện thực hoá một cách nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo

1. GS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Phùng- Khoa Kế hoạch và phát triển - Đại học Kinh tế quôc dân. “Giáo trình Kinh tế phát triển”

2. DAVID A. AAKER – “Triển khai chiến lược kinh doanh”

3. Kenichi Ohno. Nguyễn Văn Thường - Diễn đàn phát triển Việt Nam “Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”

4. Diễn đàn phát triển Việt Nam. “ CNPT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản.

5. Bộ Công nghiệp - Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách Công nghiệp. “ Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNPT đến năm 2010. tầm nhìn 2020”

6. Bộ Công nghiệp - Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách Công nghiệp. “Dự thảo quy hoạch tổng thể công nghiệp xe máy giai đoạnh 2006 – 2015. có xét đến năm 2020”

7. Bộ kế hoạch và đầu tư. “ Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy đến năm 2015. tầm nhìn 2020”

8. Nguyễn Thuý – Diễn đàn phát triển Việt Nam . “ CNPT. khái niệm và sự phát triển”

9. Kenichi Ohno - Diễn đàn phát triển Việt Nam- Báo cáo điều tra. “ Xây dựng và tăng cường ngành CNPT tại Việt Nam”

10. Diễn đàn phát triển Việt Nam. “ Tóm tắt kết quả điều tra năng lực của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam – tháng 9/2003”

11.Trần Văn Thọ - Giảng viên đại học WASEDA – Tokyo. “Quá trình CNH ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Đông Ấ”

12.Tạp chí công nghiệp Việt Nam. số 9 (năm 2007), số 37, số 48, số 31 (năm 2006).

13.www.vdf.org.vn 14.www.home.vnn.vn 15.www.vnexpress.vn 16.www.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w