Chuỗi giá trị của ngành xe máyViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 52 - 54)

I. Tình hình phát triển của ngành xe máyViệt Nam

4. Chuỗi giá trị của ngành xe máyViệt Nam

Chu trình sản xuất xe máy có thể chia thành 5 giai đoạn cơ bản:

Hình 15: Chu trình sản xuất xe máy.

Nguồn: Trần Văn Thọ - “CNH ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Đông Á” - 2005

Hiện nay Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ tham gia vào công đoạn lắp ráp (D) là công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất. Chúng ta cũng đã và đang tham gia

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Honda Honda NK Yamaha Suzuki

SYM CBU (NK) Trung Quốc Khác

Nghiên cứu và phát triển (A) Thiết kế mẫu mã (B) Sản xuất linh kiện (C ) Lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh (D) Khai thác thị trường tiếp thị (E)

vào công đoạn (C) nhưng vẫn ở mức độ thấp. hơn nữa các sản phẩm linh kiện phụ tùng chúng ta sản xuất chỉ có giá trị thấp trên thị trường.

Khâu thiết kế mẫu mã và nghiên cứu phát triển là các công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao còn rất yếu. Các mẫu xe của các công ty nội địa đều chủ yếu là “nhái lại” các kiểu dáng của các thương hiệu nổi tiếng của các doanh nghiệp liên doanh. Các dịch vụ phân phối và sau bán hàng chỉ được thực hiện tốt ở các doanh nghiệp FDI. còn đối với các doanh nghiệp xe máy nội địa thì hầu như là “bỏ trắng”.

Các công ty liên doanh có điểm mạnh trong khâu khai thác thị trường tiếp thị trong nước với các chiến dịch quảng bá thương hiệu rộng rãi như HVN. Yamaha…

Đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), 04 công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều do các công ty mẹ cung cấp hầu hết các hoạt động nghiên cứu triển khai. Các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ triển khai thêm một số các hoạt động bổ sung thêm như điều tra thị trường hoặc nghiên cứu điều chỉnh sản phẩm dựa trên các mẫu sản phẩm cung cấp bởi công ty mẹ. Tuy nhiên. cần để ý rằng rằng VMEP đang đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu triển khai tại Đồng Nai. Đối với các công ty FDI. cản trở lớn nhất trong việc nghiên cứu triển khai là sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao. Nói một cách khác, hoạt động nghiên cứu triển khai của các doanh nghiệp nội địa là không đáng kể hiện nay.

Phân tích chuỗi giá trị cho thấy, ngành xe máy Việt nam có điểm mạnh là nguồn nhân lực song vẫn chưa được sử dụng một cách hiệu quả. So với các quốc gia khác, chúng ta có đội ngũ công nhân kỹ thuật và kỹ sư có khả năng học hỏi nhanh. Đây là điểm mạnh mà chúng ta nên chú ý khai thác vì nó chính là yếu tố quyết định tới khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan trong tương lai.

Điểm yếu của ngành chính là hệ thống các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Các hoạt động bổ trợ và làm gia tăng giá trị của sản xuất phụ tùng xe máy như các ngành cơ khí. hoá chất. nhựa… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Thành công của thương hiệu chung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự gắn kết. phối hợp hoạt động của cả hệ thống doanh nghiệp từ các bước giám sát chất lượng sản phẩm, thực hiện các cam kết về giao dịch cho đến xây dựng chiến lược. Song đây lại chính là điểm yếu của hệ thống doanh nghiệp nội địa. Nếu công nghiệp xe máy phát triển thành công trong tương lai, với thị trường nội địa đủ lớn, số lượng lớn các nhà sản xuất phụ trợ và có nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao, có khả năng Việt nam có thể tham gia vào phân công lao động chiều dọc và chiều ngang trong ngành sản xuất xe máy và đảm bảo một vị trí nhất định trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chính phủ Việt Nam cần ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển của hệ thống CNPT và thúc đẩy các nhà sản xuất xe máy nội địa, các nhà lắp ráp xe máy FDI và các nhà sản xuất linh kiện trong nước nắm bắt mọi cơ hội nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu với các kế hoạch kinh doanh tham vọng của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 52 - 54)