Lịch sử phát triển và vị trí của ngành công nghiệp xe máyViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 37 - 40)

I. Tình hình phát triển của ngành xe máyViệt Nam

1. Lịch sử phát triển và vị trí của ngành công nghiệp xe máyViệt Nam

1.1 Lịch sử phát triển.

Lịch sử phát triển của ngành xe máy Việt Nam bắt đầu từ giữa thập kỷ 1990s, khởi đầu bằng sự xuất hiện của các nhà lắp ráp nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan... Trước năm 1995, số lượng xe được đưa vào sử dụng tại Việt Nam tương đối thấp, vào khoảng 2-3 triệu xe và hàng năm tăng thêm khoảng 10 ngàn xe. Phần lớn xe máy được nhập khẩu.

Bảng 1: Quá trình phát triển của ngành công nghiệp xe máyViệt Nam.

Sản xuất Sản lượng (chiếc) Xuất khẩu CKD IKD Nội địa (Bộ) FDI (Bộ) HVN 1996 Giai

N.A N.A N.A - 68.100 0

1997 N.A N.A N.A N.A 77.500 0

1998 N.A N.A N.A 82.000 256.300 0

1999 163.881 178.975 211.676 99.000 241.600 0

2000 65.775 1.268.819 294.697 166.000 463.400 0

2001 14.852 1.869.922 284.624 163.000 610.300 0

2002 24.137 263.738 622.408 389.000 1.051.600 8.000

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng lắp ráp xe máy giai đoạn 1996 – 2003.

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam.

Ghi chú: NA –chưa có số liệu

Trước năm 2000, tổng sản lượng sản xuất khoảng vài trăm nghìn xe/năm hầu hết là do các doanh nghiệp FDI và một ít nhà sản xuất nội điạ sản xuất. Giá xe máy vào thời điểm đó tương đối cao và điều này dẫn tới có hàng loạt doanh nghiệp nội địa muốn tham gia vào thị trường sản xuất lắp ráp xe máy nhằm sản xuất các xe máy giá rẻ có nguồn gốc Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2002. Sản lượng của các công ty này tăng trưởng nhanh chóng và chiếm lĩnh khoảng 87% thị phần xe máy trong năm 2001 do giá xe máy của các doanh nghiệp lắp ráp nội địa này phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng,

Tuy nhiên, trong năm 2003-2004, hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp xe máy đều phải giảm sản lượng do các lý do liên quan đến chính sách quản lý của nhà nước, bao gồm việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu linh phụ kiện, chính sách hạn chế đăng ký xe máy tại một số địa phương, và các chính sách quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp lắp ráp xe máy. Tuy nhiên, đến năm 2005, các chính sách hạn chế kiểm soát các nhà lắp ráp được dỡ bỏ và sản lượng sản xuất bắt đầu tăng lên. Dưới sức ép về xe giá rẻ từ các nhà sản xuất lắp ráp xe máy Trung Quốc (hoặc công nghệ, phụ tùng của Trung Quốc), các doanh nghiệp sản xuất xe máy FDI đã

điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình, tái cơ cấu tổ chức sản xuất, phát triển hệ thống nhà cung cấp mới và phát triển hệ thống bán hàng và dịch vụ sau bán hàng và dần dần chiếm lĩnh lại thị trường. Đến năm 2005, thị phần của các nhà sản xuất lắp ráp xe máy FDI đã tăng lên 53,6%. Trong khi đó, số lượng xe máy giá rẻ có nguồn gốc Trung Quốc đã giảm mạnh do chất lượng kém.

Đến năm 2006, thị trường xe máy đã đạt khoảng gần 2triện xe/năm và có xu hướng tăng cao hơn trong tương lai, năng lực sản xuất - lắp ráp toàn ngành đã đạt khoảng 3 triệu xe/ năm. Dung lượng thị trường trong nước đã đủ lớn để các doanh nghiệp lắp ráp giới thiệu nhiều model xe mới và thu hút các nhà cung cấp linh kiên phụ tùng đến Việt Nam.

1.2. Vị trí của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam trong bản đồ công nghiệp xe máy thế giới. máy thế giới.

So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, công nghiệp xe máy Việt Nam còn rất non trẻ, tuy nhiên vẫn là một quốc gia có vị thế nhất định trên thị trường quốc tế.

Châu Á là thị trường xe máy lớn nhất thế giới chiếm khoảng 95% tổng sản lượng. Thị trường Châu Á đang tăng trưởng nhanh khác hẳn với thị trường đã bão hoà của các quốc gia phát triển. Trung Quốc, Ấn Độ, IndoneCNPTa là ba nước sản xuất xe máy lớn nhất với sản lượng cung ứng hàng năm lần lượt vào khoảng 17.2, 12.7 và 5.1 triệu xe. Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan cũng có sản lượng tương đối vào khoảng 1.8, 1.5 và 1.4 triệu xe trong năm 2005. Với khối lượng sản xuất dự báo khoảng hơn 2 triệu xe/ năm, Việt Nam thuộc vào nhóm nước sản xuất xe máy lớn nhất trên thế giới.

Hình 8: Các nhà sản xuất xe máy lớn ở Châu Á

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam- 2003.

Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 6 trên thị trường xe máy toàn cầu về năng lực sản xuất và thứ 5 về thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w