Cơ sở sản xuất và lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 40 - 42)

I. Tình hình phát triển của ngành xe máyViệt Nam

2. Quy mô và lực lượng lao động

2.1 Cơ sở sản xuất và lực lượng lao động

Công nghiệp xe máy Việt Nam là ngành non trẻ mới được hình thành và phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước, ngành xe máy Việt Nam phát triển khá nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Để đi từ giai đoạn lắp ráp thuần tuý đến sản xuất linh kiện trong nước thay thế một phần nhập khẩu như Việt Nam bây giờ, ngành xe máy Thái Lan phải mất gần 20 năm.

Trong giai đoạn 2001-2004, có khoảng 67 doanh nghiệp lắp ráp sản xuất xe máy phân bố khắp cả nước với tổng sản lượng khoảng 2,2 triệu xe vào thời điểm phát triển nhất. Ngành CNPT bắt đầu hình thành, các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau với chủ sở hữu đến từ nhiều quốc gia và lãnh thổ khác nhau như Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Đến năm 2005, số lượng các nhà lắp ráp giảm xuống do sự “thanh lọc”các doanh nghiệp hoạt động yếu kém của ngành. Theo thống kê của của Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện có có 52 doanh

nghiệp tham gia sản xuất lắp ráp xe máy, trong đó có 7 doanh nghiệp FDI với sản lượng sản xuất tương đối lớn, trung bình mỗi doanh nghiệp khoảng 100.000 tới 200.000 xe/năm. Các doanh nghiệp còn lại hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp Việt Nam.

Bảng 2: Tình hình phát triển lắp ráp sản xuất xe máy

Đơn vị:Nghìn xe Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng sản lượng 68.1 77.5 256.3 241.6 463.4 610.30 1051.6 1180.4 1828.4 2019.7 Quốc doanh 2.3 8 20.3 20.1 122.4 244.80 229.8 90.5 168.4 207.5 Ngoài quốc doanh 5 3.8 31.7 99.00 57.6 216.9 496.6 630.2 FDI 65.8 69.5 236 221.5 341 365.5 821.8 1089.9 1660 1812.2

Nguồn : Tổng hợp số liệu từ số liệu của Cục Đăng kiểm. Công suất của các doanh nghiệp nội địa ở cột trái tính thời điểm năm 2005

Trong số 52 doanh nghiệp, có 22 doanh nghiệp quốc doanh (chiếm 42.3%), 23 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 44.2%) và 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 13.5%). Tổng công suất lắp ráp của 7 doanh nghiệp FDI là 1.73 triệu xe/năm; của các doanh nghiệp trong nước khoảng 1.4triệu xe/năm. Như vậy, tổng năng lực sản xuất, lắp ráp của toàn ngành trung bình đạt khoảng 3.1triệu xe/năm.

Hình 9: Phân loại doanh nghiệp xe máy theo thành phần kinh tế

Tính đến tháng 9/2005, tổng vốn đầu tư vào ngành xe máy khoảng 9000 tỷ đồng, trong đó 3200 tỷ đồng thuộc các doanh nghiệp nội địa. Nhóm các doanh nghiệp FDI có tổng số vốn đầu tư khoảng 394,4 triệu đô la Mỹ và hiện tại tiếp tục đầu tư mở rộng công suất sản xuất lắp ráp cũng như công suất sản xuất các linh kiện phụ tùng.

Ước tính các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp đã thu hút khoảng 25.000 lao động, trong đó lao động của các doanh nghiệp trong nước là 14.079 người.

– Thông kê của Bộ công nghiệp, tháng 10/2004

Năng suất lao động bình quân hàng năm của khu vực doanh nghiệp FDI là 158xe/lao động. Mức trang bị vốn tính theo lao động bình quân là 518 triệu đồng/xe. Khu vực doanh nghiệp trong nước là 100xe/ lao động, mức trang bị vốn bình quân theo lao động là 206 triệu đồng/xe. Điều này cho thấy đầu tư trong nước rẻ hơn nhiều, nhưng mặt khác cũng có nghĩa là công nghệ sử dụng lạc hậu hơn nhiều và chất lượng sản phẩm đương nhiên thấp hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w