Cơ cấu thu mua linh phụ kiện của các nhà sản xuất lắp ráp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 58 - 62)

II. Thực trạng phát triển của CNPT cho ngành xe máy ở Việt Nam

1. Nhu cầu các sản phẩm CNPT của các nhà sản xuất lắp ráp xe máy

1.2. Cơ cấu thu mua linh phụ kiện của các nhà sản xuất lắp ráp

Tỷ lệ nội địa hoá càng cao, chứng tỏ hệ thống CNPT trong nước càng phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá 100% không phải là mục tiêu hướng tới của nền công nghiệp xe máy trong bối cảnh phân công lao động đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Căn cứ vào phân tích chi phí - lợi ích, các doanh nghiệp sẽ quyết định những linh phụ kiện nào nên mua ở trong nước. những thứ nào nên nhập khẩu. Điều này cũng hàm ý rằng việc phát triển cơ cấu các sản phẩm phụ trợ sẽ tuỳ thuộc vào những quyết định này

Năm 2000 Năm 2002 A B C D Hộp xylanh ∇ • ∇ • ∇ Xy lanh ∇ ∇ ∇ ∇ ∇ Pittông ∇ • ∇ ∇ ∇ Trục máy ∇  ∇ ∇ ∇ Trục truyền động ∇     Khớp ly hợp ∇ ∇ ∇ ∇ ∇ Vỏ máy ∇ •    Chế hoà khí ∇  ∇ ∇ ∇ Bơm dầu ∇  ∇ ∇ ∇ Ống xả ∇ ∇ ∇ ∇ ∇ Vành ∇ ∇ ∇ ∇ ∇ Phanh ∇ ∇ ∇ ∇ ∇ Khung xe     • Vỏ nhựa  • • • ∇ Phát điện ∇  ∇ ∇ ∇ Đèn ∇ •  ∇ ∇ Côngtơmet ∇  ∇ ∇ ∇

Ghi chú: - A.B.C.D: 4 doanh nghiệp xe máy nội địa được chọn nghiên cứu – yêu cầu không được tiết lộ tên. :Nhập khẩu . :Sản xuất tạinhà máy. :Sản xuất một phần tại nhà máy. :Mua linh kiện ngoài với hợp đồng riêng:

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp lắp ráp nội địa, những thay đổi trong hệ thống cung cấp đã được đẩy mạnh từ năm 2000, đặc biệt trong năm 2002. Những quy chế về nội địa hoá chặt chẽ hơn buộc các nhà sản xuất phải dịch chuyển từ những linh kiện Trung Quốc sang sử dụng linh kiện nội địa. Nhưng thay

đổi đáng kể nhất là sự gia tăng của phần linh kiện sản xuất tại nhà máy và xây dựng mối quan hệ gắn bó hơn với những nhà cung cấp nội địa.

Bảng trên cho thấy có 4 nguồn cung cấp linh kiện chính cho các doanh nghiệp nội địa, trong đó các linh kiện đòi hỏi có công nghệ cao như xylanh, pittong, khớp ly hợp… là phải nhập khẩu; một số ít bộ phận mới được sản xuất tại nhà máy như trục truyền động. khung xe. Còn lại các linh kiện phụ tùng khác chủ yếu đáp ứng từ hệ thống CNPT ngoài doanh nghiệp. Đây chủ yếu là những bộ phận đơn giản, kích thước cồng kềnh như: vỏ máy, vỏ nhựa…

Với các doanh nghiệp FDI. phần lớn chiến lược hiện tại và tương lai của hệ thống mua sắm linh kiện phụ tùng phụ thuộc vào quy mô sản xuất cũng như chiến lược thu mua sản phẩm linh kiện của công ty mẹ. Đối với một số nhà lắp ráp có quy mô sản xuất lớn, tỷ lệ nội địa hóa đã đạt khoảng 90%. có thể gọi là điểm bão hòa. Tuy không có động lực tăng thêm tỷ lệ nội địa hoá ở các doanh nghiệp này nhưng để đa dạng hóa các nhà cung cấp nội địa cho từng sản phẩm linh phụ kiện của mình cũng như nhằm giảm thiểu rủi ro do phải phụ thuộc vào một nhà cung cấp hoặc nhằm mục đích chuyển sang mua sản phẩm của nhà cung cấp khác có chất lượng, giá cả và điều kiện giao hàng tốt hơn, các doanh nghiệp lắp ráp xe máy vẫn có nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa mới. Ngược lại, các nhà lắp ráp với quy mô sản lượng nhỏ vẫn tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa mới nhằm thay thế các nhà cung cấp không đạt yêu cầu. Đối với các doanh nghiệp này, hệ thống các nhà cung cấp linh kiện của họ vẫn chưa hoàn chỉnh và các công ty này vẫn có nhu cầu nâng cao số lượng các nhà cung cấp nội địa của họ cũng như nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Hệ thống thu mua linh kiện của các nhà lắp ráp Nhật Bản tương đối rõ ràng. Bảng dưới đây chỉ ra cấu trúc hệ thống thu mua linh phụ kiện năm 2007 dựa trên số lượng linh kiện thu mua (không phải dựa trên giá trị linh kiện thu mua).

Bảng 11: Cơ cấu thu mua linh kiện của các nhà lắp ráp xe máy Nhật Bản

Tự sản xuất

Thu mua nội địa Nhập khẩu

Nhật Đài loan

Việt

nam Khác Nhật Thái Inđô Malay Đài loan Khác Tất cả linh kiện 2.6 28.1 28.4 10.6 4.0 2.3 19.5 2.3 0.7 0.7 1.0 100.0 Động cơ 6.3 14.3 16.1 5.4 0.0 2.7 47.3 4.5 1.8 0.9 0.9 100.0 Ống xả 0.0 50.0 50.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 100.0 Khung sườn 0.8 32.0 44.3 9.0 9.0 0.0 3.3 0.0 0.0 0.8 0.8 100.0 Điện 0.0 75.0 7.1 10.7 3.6 0.0 0.0 3.6 0.0 0.0 0.0 100.0 Khác 0.0 15.2 24.2 36.4 0.0 12.1 6.1 3.0 0.0 0.0 3.0 100.0

Chú ý: Tỷ lệ phần trăm dựa trên bảng hỏi về nguồn cung cấp thu mua 82 linh kiện của 03 nhà sản xuất xe máy Nhật Bản ở Việt Nam. Kết quả kể trên được tổng hợp từ thông tin của các doanh nghiệp kể. Vì mỗi bộ phận có thể bao gồm các linh kiện rời khác và có thể có hơn một nhà cung cấp cho từng bộ phận, số lượng trong bảng không phản ánh số lượng linh kiện tương ứng cũng như giá trị của chúng.

Hình 17: Cơ cấu thu mua linh kiện của các nhà sản xuất Nhật Bản

Nguồn: Điều tra của VDF . 2/2007.

Hệ thống thu mua của các nhà sản xuất Nhật Bản được phân rõ phần mua nội địa và nhập khẩu, phần sản xuất tại chỗ và thuê gia công, các bộ phận chung và các bộ phận chuyên dụng trong xe. Theo đó, tại Việt Nam, các bộ phận quan trọng. tác động trực tiếp tới chất lượng xe như bộ phận máy, thân xe… thường đựơc cung cấp ngay trong hệ thống hoặc nhập khẩu. Các bộ

phận chức năng được mở rộng phạm vi lựa chọn nguồn cung cấp hơn và có thể lắp ráp theo yêu cầu của khách hàng.

Đối với linh kiện động cơ, phần nhập từ Thái Lan vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khi phần còn lại được cung cấp bởi các nhà sản xuất linh kiện có vốn đầu tư của Đài Loan, Nhật Bản cũng như linh kiện được sản xuất ngay trong nhà máy lắp ráp. Đối với linh kiện điện tử, là những linh kiện tương đối khó sản xuất, các doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế vượt trội. Ống xả và các linh kiện thân xe được cung cấp bởi các nhà sản xuất Nhật Bản và Đài Loan. Doanh nghiệp Việt Nam cung cấp chủ yếu các “linh kiện phụ khác” và một linh kiện của thân xe và linh kiện điện tử, hầu hết là có giá trị thấp.

Phân tích cơ cấu thu mua cho ta kết luận rằng, các công ty FDI không mong các linh kiện chính xác, đòi hỏi công nghệ cao như hộp số được sản xuất tại Việt Nam. Những thứ phải được nội địa hoá khẩn trương nên bao gồm các phụ tùng nhựa và kim loại, các công cụ đúc nén. Những thứ này cũng bao gồm cả việc chế tạo các phụ tùng nhựa và kim loại nhanh chóng với độ chính xác cao như: cắt, xẻ, nghiền,rèn, xử lý nhiệt….

2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe máy.

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã có những định hướng các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vào phát triển CNPT nói chung. Tuy nhiên, mức độ thành công ở các ngành không đều nhau. Đến nay, nhìn chung CNPT ở Việt Nam vẫn đang ở trong tình trạng kém phát triển.

Sản xuất xe máy được coi là thành công hơn cả trong việc hình thành và phát triển hệ thống CNPT với tỷ lệ nội địa hoá đạt trên 70%. Hệ thống CNPT phát triển không chỉ diễn ra trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mà ngày càng thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp nội địa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 58 - 62)