Dự báo phát triển ngành xe máy và công nghiệp phụ trợ cho ngành xe

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 83 - 86)

ngành xe máy.

1. Dự báo phát triển công nghiệp xe máy đến năm 2020. Quy ước phân loại xe:

- Xe thông dụng:

Xe phổ thông: Giá dưới 700$

Xe trung bình: Giá từ 1000 – 2500$ - Xe cao cấp: Giá >3000$

- Xe chuyên dùng: cho người tàn tật, đưa thư báo, chữa cháy… và xe máy sử dụng nguyên liệu sạch

1.1 Dự báo khả năng phát triển ngành

Xu thế sản xuất của các nước và vùng lãnh thổ phát triển như Nhật Bản, Đài Loan….là giảm dần các dòng xe thông dụng mà tập trung vào sản xuất dòng xe cao cấp. Và thực tế, họ đang chuyển dần ngành công nghiệp xe máy sang Việt Nam, đặc biệt là với dòng xe chuyên dụng.

Trong nước, nhiều doanh nghiệp cũng đã chứng tỏ đủ khả năng để làm chủ công nghệ sản xuất một cách nhanh chóng, mặt khác, chúng ta còn có lợi thế về nguồn lao động nên đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các tập đoàn sản xuất lớn.

Chính vì vậy, dự báo khả năng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu xe máy và linh kiện phụ tùng xe, trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghiệp xe máy trong khu vực và thế giới, đặc biệt là dòng xe thông dụng.

1.2 Dự báo về nhu cầu thị trường

Hiện tại, thị trường xe máy Việt Nam đang phát triển và nhu cầu về xe máy được cho là sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, khi thị trường nội địa đạt đến điểm bão hoà thì việc sở hữu và doanh thu về xe máy sẽ giảm xuống. Tại Việt Nam, thị trường thành thị và nông thôn cần được xem xét một cách tách biệt. Các thành thị đã đạt đến mức gần bão hoà về xe máy đạt 2,16 người trên một xe, trong khi con số này ở nông thôn mới chỉ là

6,14 người trên một xe, tạo ra nhiều cơ hội cho việc tăng trưởng trước khi đạt đến điểm bão hoà.

Bảng 18: Dự báo tổng nhu cầu dựa trên tỷ lệ số người trên xe

2005 2010 2015 2020

Dân số (x1000) 83.120 88.633 94.154 99.675

Tổng số xe máy (x1000) 15.670 24.151 31.702 33.561

Số người trên xe 5.30 3.67 2.97 2.97

Mức tăng về tổng nhu cầu xe máy

(%/năm) 19.7 9.0 5.6 1.1

Bảng 19: Dự báo tổng nhu cầu xe máy dựa trên tỷ lệ số xe trên hộ gia đình

2005 2010 2015 2020

Hộ gia đình (triệu hộ) 13.176 14.244 15.199 16.233

Thành thị 4.555 5.381 6.120 6.977

Nông thôn 8.621 8.863 9.079 9.256

Số xe trên một hộ gia đinh 1.19 1.69 2.00 2.00

Thành thị 2.32 3.08 3.34 2.65

Nông thôn 0.59 0.85 1.10 1.51

Tổng số xe (triệu chiếc) 15.670 24.108 30.398 32.465

Thành thị 10.562 16.600 20.423 18.511

Nông thôn 5.108 7.508 9.975 13.954

Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triển xe máy Việt Nam giai đoạn Ghi chú: Kết quả dự báo về tổng số xe máy ở hai phương án bị chênh lệch nhau do sử dụng hai căn cứ dự báo khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch là không đáng kể.

1.3 Dự báo năng lực sản xuất của các doanh nghiệp.

Năng lực sản xuất lắp ráp của các doanh nghiệp sẽ tăng cùng với xu hướng hợp tác hoá và chuyên môn hoá để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Dự báo trong giai đoạn tới năm 2010, cung sản phẩm sẽ tăng chậm do hiện nay, cung đã vượt quá cầu. Trong giai đoạn này, những nhà sản xuất lắp

ráp có quy mô nhỏ có thể chuyển sang sản xuất linh kiện, phụ tùng, trở thành thành viên của hệ thống CNPT cho ngành. Giai đoạn 2010 – 2010, cung sản phẩm sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Dòng sản phẩm cũng có sự thay đổi: từ nay đến năm 2010, dòng xe sản xuất theo công nghệ Trung Quốc vẫn tiếp tục được sản xuất và tiêu thụ mạnh tại thị trường nông thôn và miền núi; xe tay ga tăng lên ở thành thị. Còn từ giai đoạn 2010 – 2020, xu hướng xe có công nghệ Nhật Bản, Đài Loan sẽ thống trị thị trường trong nước và sẽ phát triển mạnh cho xuất khẩu.

Hình 20: Dự báo năng lực sản xuất của một số doanh nghiệp

Đơn vị: Triệu xe.

Năm 2005 2010 2015 HVN 0.76 1.3 1.3 Yamaha 0.35 0.64 0.64 VMEP 0.2 0.2 0.2 Suzuki 0.12 0.12 0.12 Nội địa -TQ 1.0 1.0 1.0

Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triển ngành xe máy Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w