II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNPT cho ngành xe
5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Lợi thế so sánh động của Việt Nam trong khu vực trong những thập kỷ tới chính là nguồn lao động có kỹ năng cao trong lĩnh vực sản xuất. Đối với hệ thống CNPT cho ngành xe máy, nguồn nhân lực ở đây được hiểu là các kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất. kỹ sư khuôn mẫu có nhiều kinh nghiệm và công nhân lắp ráp có trình độ cao.
Hiện nay, chúng ta đang thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ từ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng với yêu cầu đầy đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về quản lý rất hạn chế, đặc biệt là ở miền Bắc. Một phần của thực trạng này chính là do việc đào tạo, thực hành khoa học kỹ thuật ở các trường đại học còn hạn chế (kỹ thuật cơ khí, điện, hoá chất…). Sự thiếu nhiệt tình trong quá trình tiếp thu kiến thức thực tế của sinh viên cũng là một trở ngại lớn.
Thực trạng này chỉ ra rằng cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy) để có thể có được một đội ngũ kỹ sư
có thể làm việc trong hệ thống sản xuất linh kiện. Nên thường xuyên tổ chức các khoá học liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật (ví dụ: chương trình thực tập ngắn hạn) để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường của một doanh nghiệp sản xuất. Xây dựng chiến lược phát triền nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo nghề. Ch nh s a khung chỉ ử ương trình ào t o theo hđ ạ ướng hướng nghi p các c p h c cao ệ ở ấ ọ đẳ đạ ọng i h c
Để có được lượng công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, việc mở rộng các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật và các trung tâm dạy nghề là hết sức cần thiết. Một ví dụ điển hình là năm 2002. tổ chức JICA – Nhật Bản đã giúp trường cao đẳng công nghiệp Hà Nội trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ trợ máy móc. thiết bị. đào tạo giảng viên Việt Nam, tìm kiếm đầu ra cho việc sản xuất linh phụ kiện. Những việc làm như thế nên được mở rộng thêm ở nhiều trường đại học trong cả nước để thúc đẩy trình độ kỹ thuật chung của cả nước.
Để thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực, sự hỗ trợ từ phía nhà nước đóng vai trò quan trọng. Chính phủ nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực hiện có của mình bằng hình thức Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí đào tạo theo địa chỉ. Đặc biệt khuyến khích các tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp FDI tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực.
Nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển nguồn nhân lực cho ngành cũng cần được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: Từ phía người học, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế… Chính phủ có thể cho phép sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển các cơ sở nghiên cứu. ứng dụng, hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài. thành lập các trường đào tạo chuyên ngành của các quốc gia cung cấp ODA như đại học công nghệ, viện.,trung tâm nghiên cứu, thiết kế chuyên ngành. Thành lập quỹ đào tạo hỗ trợ cho doanh nghiệp, thành lập các viện nghiên cứu độc lập hỗ trợ các ngành CNPT nói chung.