II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNPT cho ngành xe
2. Giải pháp về công nghệ và trình độ quản lý
Công nghệ là chìa khoá để các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có thể cải tiến chất lượng và mẫu mã sản phẩm có thể cạnh tranh được với được mặt bằng chung của khu vực. Để nâng cao trình độ sản xuất của các doanh nghiệp. cần thực hiện một số giải pháp sau:
Huy động mọi nguồn lực khoa học công nghệ trong nước, kết hợp nâng cao hợp tác quốc tế với phương châm lấy thu hút đầu tư nước ngoài. chuyển giao công nghệ là động lực để phát triển khoa học công nghệ của ngành. Những nỗ lực này quan trọng là phải xuất phát từ chính sự chủ động và mạnh dạn của các doanh nghiệp chứ không phải chỉ trông đợi vào những hỗ trợ của nhà nước.
Dựa vào nguồn vốn tự có và sự hỗ trợ vốn từ nhà nước và các tổ chức tín dụng. các doanh nghiệp nên mạnh dạn đầu tư thay thế các thiết bị máy móc đã lạc hậu bằng hệ thống thiết bị hiện đại hơn. Các doanh nghiệp nên phấn đấu trở thành đối tác của các công ty. tập đoàn lắp ráp lớn của Nhật Bản. Hàn Quốc.... để có thể nhận được sự giúp đỡ cả về nguồn vốn và công nghệ, quản lý.
Các doanh nghiệp cần có sự liên kết. hợp tác với các trường Đại học. các trung tâm đào tạo nghề, các trung tâm, viện nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật... trong việc nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các công nghệ mới. Đầu tư lâu dài vào phát triển công nghệ và nguồn nhân lực chính là chiến lược bảo đảm cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Những hỗ trợ của chính phủ cần thực hiện bao gồm:
Xây dựng khung thể chế về việc gắn lợi ích kinh tế giữa người làm công tác đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với người làm nhiệm vụ sản xuất, hệ thống chính sách bảo đảm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu bản quyền. Có cơ chế xây dựng và xét duyệt và đánh giá khách quan giá trị của đề tài nghiên cứu khoa học, các công trình công nghệ được chuyển giao.
Hỗ trợ và phát triển và nâng cấp các tổ chức, trung tâm kiểm định. đánh giá chất lượng sản phẩm hỗ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt chất lượng quốc tế. Hỗ trợ ngân sách để đào tạo lực lượng quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng. Hỗ trợ chi phí mua bản quyển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển CNPT.
Xây dựng các chế tài xã hội, tăng cường các công tác truyên truyền, giáo dục để nhà kinh doanh, người sản xuất nhận thức và tự chịu trách nhiệm
trước sản phẩm mình sản xuất trước pháp luật. Nên chuyển trọng tâm công tác kiểm tra, bảo đảm chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của người sản xuất. người cung cấp chứ không phải là của người mua hàng. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, đăng kỹ nhẵn mác hàng hoá. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho định hướng phát triển.
Ưu đãi cao cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết phát triển một số doanh nghiệp nội địa phát triển hệ thống sản xuất linh phụ kiện.