Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp lắp FDI và các nhà cung cấp linh phụ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 93 - 96)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNPT cho ngành xe

3. Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp lắp FDI và các nhà cung cấp linh phụ

cấp linh phụ kiện nội địa

Mối liên kết giữa doanh nghiệp lắp ráp và nhà cung cấp được hình thành và mở rộng nhờ những nỗ lực từ chính doanh nghiệp và những tác động hỗ trợ cân thiết từ phía chính phủ.

Về phía doanh nghiệp: Trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong nước có thể đẩy mạnh liên kết với các xí nghiệp đa quốc gia hơn nữa ở cả hai mặt: liên kết hàng dọc và liên kết hàng ngang. Liên kết hàng dọc là tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng các bộ phận, linh kiện cho các công ty FDI, góp phần đưa nền công nghiệp xe máy tiến về phía thượng nguồn trong chuỗi giá trị. Liên kết hàng ngang là tiến hành hợp tác với các công ty đa quốc gia về nhiều mặt để sản xuất và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Cụ thể, lúc đầu có thể sản xuất và cung cấp dưới thương hiệu của nước ngoài. Sau sẽ nâng cao dần khả năng thiết kế sản xuất và cuối cùng tiến đến giai đoạn xây dựng thương hiệu và làm chủ hoàn toàn sản phẩm công nghiệp.

Kinh nghiệm của chính doanh nghiệp trong nước thành công trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xe máy Nhật Bản cho thấy. có 3 bài học thành công cơ bản để trở thành đối tác cung cấp tin cậy: Thái độ kinh doanh cần tự tin. năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận khách hàng; doanh nghiệp cần tự đánh giá được chính xác và chân thực điểm yếu của mình; có sự cam kết về chất lượng và thời gian giao hàng. Nếu bảo đảm được ba yếu tố trên thì cho dù khả năng ban đầu của doanh nghiệp đó

tương đối thấp thì các doanh nghiệp Nhật Bản cũng sẽ sẵn sàng hỗ trợ cách thức hoạt động nhằm đạt được yêu cầu sản xuất. Mối quan hệ kinh doanh do đó sẽ ổn định hơn với các đơn đặt hàng lớn hơn. Sự hỗ trợ của chính phủ về mặt vốn. thông tin…trong thời gian đầu sẽ là rất cần thiết

Phía nhà nước: Củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức. hiệp hội chuyên phụ trách về sự phát triển của ngành xe máy và hệ thống sản xuất phụ trợ của nó nhằm tổ chức có hiệu quả việc liên kết doanh nghiệp. Hiện nay, hiệp hội xe đạp – xe máy cần phải nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống CNPT đối với sự phát triển của ngành, từ đó có các hoạt động hỗ trợ như: tăng cường các kênh thông tin với cả doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp sản xuất linh kiện, đặc biệt là thông qua hệ thống mạng nội bộ. mạng liên ngành...; đứng ra phối hợp với các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ, triển lãm, hội thảo về phát triển hệ thống sản xuất phụ trợ của ngành.

Chính phủ cần có nguồn ngân sách để tổ chức hoặc hỗ trợ các buổi giới thiệu về nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp đối với các sản phẩm phụ trợ, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ công nghiệp, các cơ sở dữ liệu sản xuất hỗ trợ, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp. Tổ chức và củng cố hoạt động của một số trung tâm. Viện chuyên sâu đầu ngành để làm cầu nối giữa nghiên cứu - thiết kế - ứng dụng, giữa các công đoạn sản xuất với nhau. xây dựng các chính sách riêng để phát triển ngành, quản lý phần vốn ngân sách hỗ trợ phát triển ngành như Thái Lan đang thực hiện.

Để thúc đẩy ngành tham gia vào chuỗi giá trị của ngành trong khu vực. chính phủ có thể xây dựng và ký kết các hiệp định về liên kết kinh tế với các quốc gia trong khu vực để phối hợp tận dụng năng lực sản xuất và hỗ trợ phát triển CNPT. Điều này sẽ thu hút các nhà sản xuất đến Việt Nam và mở rộng cơ hội trở thành những mắt xích sản xuất của các tập đoàn lớn cho các doanh nghiệp trong nước.

4. Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thúc đẩy xuất khẩu để kích thích sản xuất.

Đối với các CNPT nói chung, dung lượng thị trường đủ lớn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Xe máy là một trong số ít ngành đã tạo được mức cầu thị trường tương đối lớn cho hệ thống CNPT của nó. Để mở rộng thị trường cho các sản phẩm phụ trợ, cần phải đẩy mạnh sức tiêu thụ xe máy của các doanh nghiệp lắp ráp và thúc đẩy xuất khẩu linh kiện.

Các doanh nghiệp lắp ráp cần phát triển triển mạnh hệ thống tiếp thị. phát triển hệ thống thương mại. xúc tiến đầu tư quốc tế. Ngoài việc củng cố và mở rộng những thị trường truyền thống. cần có các giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay. nhu cầu xe máy ở khu vực đô thị đã dần chững lại nhưng ở khu vực nông thôn. miền núi… còn rất lớn. Các doanh nghiệp cần chuyển hướng tiếp thị và quảng bá tới các khu vực này. Thị trường nông thôn và miền núi đang có tiềm năng tiêu thụ xe máy rất lớn, đặc biệt với đoạn thị trường xe giá ở mức trung bình thấp. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xe máy nội địa nên chú ý vào khâu quảng bá, tiếp thị hình ảnh để kích thích nhu cầu của người dân. Phía chính quyền nên có sự hỗ trợ về xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là với khu vực miền núi. tạo điều kiện để người dân mua xe.

Cùng với nhóm các giải pháp nâng cao thu nhập của người dân, nhà nước cũng cần có những giải pháp điều chỉnh để kích thích nhu cầu mua sắm xe máy của người dân như: đơn giản hoá thủ tục đăng ký xe máy, giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở khu vực đô thị, cho vay tín dụng đối với cán bộ công chức nhà nước, đặc biệt là các cán bộ nhà nước công tác tại các vùng nông thôn. miền núi để mua xe. Sự tăng lên của nhu cầu xe máy tự nó sẽ mở ra thị trường cho các sản phẩm linh phụ kiện. Chính quyền các địa phương cần hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết dung lượng thị trường xe máy nội địa (Cấm đăng ký xe, quy định sản lượng cho cung cấp của các doanh nghiệp …) từ đó làm giảm nhu cầu sản phẩm linh phụ kiện xe máy. Nâng cao sức mua của thị trường nội địa về sản phẩm chính để phát triển sản xuất cũng chính là gián tiếp thúc đẩy phát triển CNPT.

Xuất khẩu linh kiện là một trong những hướng lựa chọn cần làm đối với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện xe máy Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện cần phấn đấu trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao hợp tác quốc tế trong việc tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường trong khu vực. Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm thông qua đầu tư công nghệ hiện đại, đẩy mạnh nghiên cứu và thiết kế các mẫu linh kiện phù hợp với yêu cầu của các nhà lắp ráp lớn Nhà nước hỗ trợ bằng cách tổ chức và thành lập các trung tâm tiếp thị và tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm trong và ngoài nước. làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước.

Tăng cường công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp CNPT để làm cơ sở giới thiệu. tìm kiếm các mối liên kết ngang cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w