Sự liên kết giữa các nhà sản xuất lắp ráp xe máy và các nhà cung cấp nội địa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 73 - 77)

II. Thực trạng phát triển của CNPT cho ngành xe máy ở Việt Nam

3. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất lắp ráp xe máy và các nhà cung cấp nội địa

nội địa.

Hệ thống CNPT cho ngành xe máy Việt Nam hiện nay tương đối phát triển nếu nhìn từ góc độ tỷ lệ nội địa hoá đạt được hay số lượng các nhà cung ứng và quy mô thị trường. Tuy nhiên, điều ta quan tâm là tỷ lệ nội địa hoá này có đi theo liền với sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước hay không? Sự

liên kết này mới là thước đo phản ánh chính xác nhất sự phát triển của hệ thống CNPT cho ngành

3.1. Liên kết giữa doanh nghiệp lắp ráp FDI và nhà cung ứng

Sản lượng ngành xe máy Việt Nam hiện nay chủ yếu được quyết định bởi 7 doanh nghiệp FDI. Chính vì thế, những động thái liên kết của các doanh nghiệp với hệ thống nhà cung cấp nội địa sẽ phản ánh đầy đủ nhất năng lực và trình độ sản xuất của các nhà cung cấp Việt Nam so với mặt bằng quốc tế. Dưới đây phân tích trường hợp của HVN – doanh nghiệp hiện đang có năng lực sản xuất và chiếm thị phần lớn nhất trong ngành hiện nay.

HVN đầu tư vào Việt Nam từ năm 1996 và đã thu được lợi nhuận nhanh chóng chỉ sau hơn một năm sản xuất. HVN cũng đã đạt được tỷ lệ nội địa hoá khá cao ngay từ những năm đầu hoạt động - cao hơn cả tỷ lệ chính phủ Việt Nam đã quy định.

Cũng như các doanh nghiệp lắp ráp khác, HVN thực hiện nội địa hoá linh kiện phụ tùng thông qua ba kênh cung cấp: Sản xuất trong nội bộ nhà máy lắp ráp của HVN; mua từ các doanh nghiệp FDI khác và mua từ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện nội địa. Dĩ nhiên, sự liên kết giữa HVN với các SOEs hoặc các doanh nghiệp tư nhân sẽ càng lớn nếu kênh thứ ba càng quan trọng. Tuy nhiên. kết quả tại bảng trên cho thấy, cho đến nay HVN chủ yếu vẫn dừng kênh thứ nhất và thứ hai mặc dù công ty cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa để giảm chi phí sản xuất.

Nguồn: GS. Trần Văn Thọ “Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam” ĐH Wasseda. Tokyo

Biểu đồ trên cho thấy. số lượng các nhà cung cấp nội địa chưa chiếm đến một nửa trong hệ thống cung cấp của HVN. Năm 2003, HVN mua linh kiện và các sản phẩm trung gian khác từ 42 nhà cung cấp nhưng cũng chỉ có 13 doanh nghiệp là có vốn trong nước. Được biết, hàng năm HVN vẫn khảo sát khoảng hơn 100 doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng. kể cả SOEs và tư nhân để tìm nhà cung cấp có tiềm năng. qua đó sẽ chuyển giao công nghệ để các công ty có thể cung cấp linh kiện và các sản phẩm đầu vào nhập khẩu khác với chất lượng và giá thành có thể chấp nhận được. Tuy vậy, số nhà cung cấp cũng vẫn chỉ ở mức khiêm tốn. Trong 5 năm (1982-2002), tỷ lệ nội địa hoá của HVN tăng từ 10% lên 66%. nhưng phần lớn các bộ phận, linh kiện đều do HVN tự sản xuất trong nội bộ nhà máy hoặc mua từ các doanh nghiệp FDI khác.

Như vậy, sự liên kết hàng dọc giữa HVN và doanh nghiệp cung cấp nội địa còn quá yếu. Nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ năng lực và trình độ sản xuất của các doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng của nhà lắp ráp. Các doanh nghiệp cũng chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường. có tâm lý “chờ đợi” các nhà lắp ráp tự tìm đến mình mà không tự quảng bá doanh nghiệp mình. Chính những lý do đó mà tình hình liên kết vẫn không cải thiện được là bao mặc dù HVN đã tham gia sản xuất tại Việt Nam được trên 10 năm.

16 19 28 31 32 42 5 5 8 10 11 13 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số Trong nước

Trường hợp của HVN cũng là đại diện tiêu biểu cho các doanh nghiệp FDI hiện nay về tình trạng liên kết với các nhà cung ứng nội địa. Các doanh nghiệp FDI khác như VMEP, khi đầu tư vào Việt Nam đã liên doanh đầu tư ngay 15 liên doanh tập trung trong khu công nghiệp, chuyên sản xuất linh kiện. phụ tùng cho hệ thống dây chuyền lắp ráp xe. Công ty Suzuki xây dựng hệ thống cung cấp nội địa bao gồm 11 công ty Nhật Bản. 22 công ty Đài Loan và chỉ có 16 công ty Việt Nam. Hay một ví dụ khác là công ty Lifan. nhà cung cấp của họ chủ yếu là 5 liên doanh thuộc tập đoàn Lifan liên kết với các doanh nghiệp khác. Sự liên hệ với các nhà cung cấp nội địa chủ yếu dừng lại ở một số ít sản phẩm như: yên xe, gương….. không đem lại giá trị cao.

Bảng 16: Nguồn cung cấp linh kiện cho công ty xe máy LIFAN.

STT Tên công ty Linh kiện chủ yếu.

1 Công ty liên doanh chế tạo phụ tùng xe máy Lifan – Tongsheng.

Bộ ly hợp của động cơ. các chi tiết đúc. linh kiện dập…

2 Công ty liên doanh chế tạo sản phẩm điện Lifan – JiLi

Sản xuất bộ phát điện. cụm đề khởi động

3 Công ty liên doanh chế tạo linh kiện tiêu chuẩn Lifan - Qunying

Các loại linh kiện liên kết động cơ. xử lý bề mặt và xử lý nhiệt

4 Công ty liên doanh chế tạo các chi tiết Gioăng đệm động cơ Lifan – Zhicheng.

Các phụ tùng thuộc bộ phận chức năng

5 Công ty liên doanh chế tạo xích Lifan – Changjiang.

Các phụ tùng thuộc bộ phận chức năng

Nguồn: Hiệp hội xe máy – xe đạp Việt Nam - 2004 3.2. Liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và nhà cung ứng

Tuy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp lắp ráp xe máy nội địa còn tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp FDI, song tỷ lệ nội địa hoá mà các doanh nghiệp đạt được cũng ở mức tương đối cao. Khác với doanh nghiệp FDI thường yêu cầu linh phụ kiện có chất lượng và trình độ sản xuất cao, doanh nghiệp trong nước thường sử dụng các linh kiện đòi hỏi có trình độ trung bình, đồng thời một phần linh kiện phụ tùng là nhập khẩu từ Trung Quốc với chi phi rất thấp. Chính vì vậy, sự liên kết giữa các nhà lắp ráp và các nhà cung cấp là chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp FDI.

Một cuộc điều tra về năng lực của ngành công nghiệp xe máy theo dự án NEU-JICA từ 01/2002 – 8/2003 được thực hiện cũng đã cho kết luận về

mối quan hệ giữa các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng với các doanh nghiệp lắp ráp như sau:

Bảng 17: Đánh giá mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng với các doanh nghiệp lắp ráp .

Chuyên gia các cấp Lãnh đạo DN sản xuất phụ tùng Kết quả Số người được phỏng vấn 18 18 36

Với các doanh nghiệp lắp ráp – sản xuất FDI

-Rất chặt chẽ 2 2

-Chặt chẽ 4 2 6

-Bình thường 5 8 13

-Ít quan hệ 6 1 7

-Rất ít quan hệ

Với các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp Việt Nam.

-Rất chặt chẽ 1 1

-Chặt chẽ 4 4 8

-Bình thường 9 7 16

-Ít quan hệ 2 1 3

-Rất ít quan hệ

Nguồn:Tóm tắt kết quả điều tra về năng lực ngành xe máy Việt Nam - VDF – 9/2003

Như vậy, sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất sản xuất - lắp ráp xe máy với các nhà cung cấp nội địa nhìn chung được đánh giá chỉ ở mức “bình thường”. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía năng lực và trình độ sản xuất của các nhà cung cấp còn hạn chế, chưa vươn tới được trình độ mặt bằng chung của khu vực (theo yêu cầu của các doanh nghiệp FDI) hoặc chưa cạnh tranh được về giá với các linh kiện cùng chất lượng của Trung Quốc. Đồng thời, sự thiếu thông tin về các doanh nghiệp nội địa của các doanh nghiệp FDI và sự “thụ động” của các nhà cung cấp cũng là một nguyên nhân hạn chế sự hình thành và mở rộng những liên kết này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w