Quy mô và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 62 - 67)

II. Thực trạng phát triển của CNPT cho ngành xe máy ở Việt Nam

1. Nhu cầu các sản phẩm CNPT của các nhà sản xuất lắp ráp xe máy

2.1. Quy mô và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp

Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng hơn 230 doanh nghiệp đang tham gia vào sản xuất linh kiện phụ tùng cung cấp cho chủ yếu cho các doanh nghiệp lắp ráp trên cả nước. Trong đó, có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 150 doanh nghiệp nội địa.

Các doanh nghiệp tham gia thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau với quy mô khác nhau: doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần… Dưới đây là kết quả điều tra 165 doanh nghiệp hiện đang tham gia sản xuất linh kiện phụ tùng xe máy do Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp thực hiện năm 2006.

Bảng 12: Phân loại các doanh nghiệp sản xuất linh kiện xe máy theo thành phần kinh tế.

Số lượng Cơ cấu (%)

Doanh nghiệp nhà nước 19 11.52%

Trung ương 16

Địa phương 3

Doanh nghiệp tư nhân 79 47.88%

Doanh nghiệp tư nhân 12

Công ty TNHH tư nhân 67

Công ty cổ phần 51 30.91%

Cổ phần tư nhân trong nước 36

Cổ phần tư nhân và vốn nước ngoài 9

Cổ phần có vốn nhà nước 4

Cổ phần có vốn nhà nước >50% 2

Doanh nghiệp tập thể (HTX) 6 3.64%

Doanh nghiệp liên doanh 10 6.06%

Liên doanh với nhà nước 9

Liên doanh khác 1

Tổng số 165 100.00%

Hình 18: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe máy theo thành phần kinh tế

Nguồn: Kết quả điều tra - Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp Việt Nam

Trong số các doanh nghiệp tham gia sản xuất linh kiện phụ tùng. doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các công ty TNHH tư nhân chiếm ưu thế hơn hẳn. Điều này phản ánh một thực tế là các doanh nghiệp tham gia sản xuất linh phụ kiện xe máy ở Việt Nam hiện nay cũng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đây cũng là đặc trưng điển hình của hệ thống CNPT nói chung. Bên cạnh đó, các công ty cổ phần cũng chiếm tỷ lệ tương đối và rất đa dạng về nguồn vốn, đặc biệt là công ty cổ phần 100% vốn tư nhân.

Do các sản phẩm phụ trợ cho ngành xe máy rất đa dạng và có những đặc tính khác nhau nên tùy từng sản phẩm mà sử dụng đơn vị đo lường khác nhau. Do vậy, iệc đánh giá, so sánh năng lực sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.Phần dưới đây đưa ra sản lượng phụ tùng xe máy của một số doanh nghiệp12.

Bảng 13: Một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn (> 500 tấn phụ tùng/ năm)

Tên doanh nghiệp Sản phẩm sản xuất Sản lượng

Công ty phụ tùng máy số 1 Bộ công nghiệp Phu tùng xe máy 47486

Công ty Cổ phần cơ khí chế tạo Khung xe máy 1404

HTX Vinh Quang Phu tùng xe máy 750

Xí nghiệp cơ khí Bình Minh Phu tùng xe máy 614

Xí nghiệp cơ khí Sơn Nam Sản xuất phụ tùng xe máy. 1328

Doanh nghiệp Huỳnh Phát Phu tùng xe máy 850

Công ty TNHH Tân Trung Việt Linh kiện xe máy. 633

Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ

Hoàng Linh Phụ tùng xe máy. 762

Công ty TNHH sản xuất thương mại Đông

Thắng. Phụ tùng xe máy 2613

Công ty TNHH Yangmin Enterprise Phụ tùng xe máy. 2924 Công ty TNHH Chiu Yi Việt Nam. Phụ tùng xe máy. 2494 Công ty TNHH công nghiệp Daeryang Việt Nam Phụ tùng xe máy. 1020 Công ty TNHH Ksoure Việt Nam. Sản xuất phụ tùng xe máy 2640

Công ty TNHH Tín Dũng Phụ tùng xe gắn máy 24031

Công ty TNHH Gear Sản xuất linh kiện xe máy. 5088

Công ty TNHH Điện cơ Lục Nhân. Linh kiện xe máy. 6691

Công ty TNHH công ty cơ khí chính xác

Goklen Era. Phụ tùng xe máy 522957

Công ty TNHH Mitsuba M – tech Việt Nam. Sản xuất linh kiện xe máy 1036

Công ty TNHH New Việt Nam. Phụ tùng xe máy 1107

Công ty TNHH Fongtai Phụ tùng xe gắn máy 2253

Công ty THNN Tấn Phát Phụ tùng xe gắn máy 32651

Công ty TNHH Thiên Đồng An. Phụ tùng xe gắn máy. 146000

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ kết quả cuộc điều tra 165 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe máy - Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp

Bảng trên cho thấy, năng lực sản xuất phụ tùng của các doanh nghiệp thuộc các loại hình doanh nghiệp có sự khác biệt lớn. Các công ty có quy mô sản xuất lớn thường rơi vào nhóm các doanh nghiệp nhà nước hoặc các công

ty cổ phần tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ có sản lượng chỉ ở mức trung bình.

Cho đến nay, có khoảng hơn 180 doanh nghiệp nội địa tham gia sản xuất linh kiện phụ tùng cung cấp cho các nhà lắp ráp xe máy. Số doanh nghiệp này cùng với hơn 40 doanh nghiệp xe máy nội địa có đầu tư nội địa hoá đã hình thành một hệ thống sản xuất CNPT tương đối phát triển. Các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ khá sớm (năm 1998), ngay sau khi các nhà lắp ráp FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên. trong giai đoạn đầu, số lượng rất ít - chỉ khoảng hơn 10 nhà cung cấp. Sự phát triển đột biến của ngành xe máy Việt Nam giai đoạn 2000 –2003 cũng đã tạo sức hấp dẫn lớn đối với các nhà cung cấp linh kiện nước ngoài. Tính đến năm 2002, trên 80 doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhằm cung cấp linh kiện cho HVN, VMEP, Suzuki và Yamaha với tổng vốn đầu tư là 260 triệu USD. Cụ thể, VMEP ban đầu mời 11 nhà sản xuất linh kiện vào hoạt động tại cụm công nghiệp Đồng Nai và số lượng doanh nghiệp sản xuất cung cấp linh kiện tăng dần. Có thể nói rằng doanh nghiệp FDI của Nhật Bản Đài Loan và nhà cung cấp Việt Nam là các trụ cột của CNPT ngành xe máy hiện nay. Nói chung, chất lượng sản phẩm tính trung bình cao nhất thuộc về các doanh nghiệp Nhật Bản và thấp nhất thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp FDI Đài Loan đạt chất lượng mức giữa, tức là thấp hơn các công ty Nhật Bản và cao hơn các công ty Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng khác nhau rõ rệt giữa các doanh nghiệp cụ thể. Một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động còn tốt hơn một số doanh nghiệp cung cấp linh kiện Nhật Bản xét về tiêu thức chất lượng, chi phí và giao hàng.

Hơn nữa, các doanh nghiệp lắp ráp xe máy cũng sản xuất linh kiện phụ tùng trong nhà máy lắp ráp của họ. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, các doanh nghiệp FDI có quy mô nhỏ đã có sự “hội nhập dọc”- chuyển sang sản xuất linh phụ kiện thay vì lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ, Lifan Vietnam đã giảm sản lượng xe máy nguyên chiếc và chuyển sang sản xuất động cơ cho thị trường nội địa, Vina-CNPTam đã bắt đầu lắp ráp xe tay ga từ linh kiện phụ

tùng nhập khẩu từ nước ngoài và đồng thời sản xuất cung cấp phụ tùng như phanh, nhông xích, dây phanh, hộp đo tốc độ, giảm xóc… với chất lượng tương đối cao cho thị trường nội địa. GMN đã tách ra thành một bộ phận GMN mới chuyên phụ trách thương mại và VAP sản xuất linh kiện phụ tùng cho ô tô xe máy. VAP hiện đã trở thành một thành viên của HVN và là nhà cung cấp linh kiện cho HVN với số vốn đóng góp của HVN là 70%. Năm 2004. VMEP, đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 70% cho linh kiện động cơ và xuất khẩu 18.000 động cơ. Năm 2005, HVN lắp đặt phân xưởng sản xuất tích hợp trong khuôn viên nhà máy của họ. Năm 2006, Yamaha đầu tư một nhà máy mới để sản xuất chi tiết lắp xylanh (đầu bò) và hộp số phục vụ cho nhà máy lắp ráp và một phần xuất khẩu sang Nhật Bản.

Với các nhà sản xuất lắp ráp nội địa mà trước kia phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc, một số đã đầu tư phân xưởng nhà máy sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của chính sách nội địa hóa của nhà nước. Tuy nhiên, những khoản đầu tư như vậy thường không hiệu quả và không cân đối. Khi chính phủ bãi bỏ chính sách nội địa hóa bắt buộc, nhiều doanh nghiệp nội địa đã từ bỏ sản xuất và chỉ sử dụng linh kiện mua bên ngoài cho hoạt động lắp ráp của mình.

Như vậy, trừ các linh kiện sản xuất trong nhà máy của các nhà lắp ráp. Có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất linh kiện cho xe máy ở Việt Nam, mặc dù sản xuất linh kiện xe máy không phải là nhiệm vụ chính của hầu hết các doanh nghiệp này. Đã có một số lượng lớn các nhà cung cấp nội địa đầu tư vào thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm linh kiện và một số các doanh nghiệp đó đã có thể cung cấp linh kiện của mình với chất lượng đạt chất lượng quốc tế. Các doanh nghiệp này trở thành một phần trong hệ thống nhà cung cấp không thể thiếu của các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w