Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 29 - 34)

IV. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNPT ngành xe máy và bài học

1. Kinh nghiệm quốc tế

1.1. Kinh nghiệm của Thái lan

Ngành công nghiệp xe máy Thái Lan bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 70s, cho đến nay đã có trên 40 năm phát triển. Ngành đã có một thời gian dài phát triển dưới sự bảo hộ chặt chẽ của chính phủ thông qua việc thực thi một loạt chính sách bảo hộ như: Duy trì quy định tỷ lệ nội địa hoá tới 26 năm, thời gian cấm nhập khẩi xe máy nguyên chiếc là 18 năm. Chính vì thế, trong giai đoạn đầu phát triển ngành đã tránh được sự cạnh tranh quốc tế, có đủ thời gian để xây dựng những nền tảng ban đầu cho sự phát triển.

Đến thời điểm hiện nay, công nghiệp xe máy Thái Lan đang trong khoảng cuối gian đoạn IV, đầu giai đoạn V của quá trình phát triển. Do đó, đã hình thành một hệ thống các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng tương đối hoàn chỉnh, Các nhà cung cấp đã có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhà lắp ráp theo bộ ba tiêu chuẩn QCD.

So với các quốc gia trong khu vực, Thái Lan có hệ thống CNPT tương đối phát triển, trong đó đặc biệt là thành công trong ngành ô tô – xe máy.

Sự phát triển của hệ thống CNPT cho ngành xe máy tại Thái Lan là kết quả từ những nỗ lực cả về phía chính phủ và các doanh nghiệp

Về phía doanh nghiệp: Thành công của các nhà sản xuất linh phụ kiện Thái Lan chính là việc giảm chi phí sản xuất. Họ cố gắng cải thiện năng suất lao động của máy móc và công nhân thay bởi vì khó có thể trông chờ vào việc giảm giá được nguyên liệu đầu vào.Ví dụ, các nhà sản xuất đề xuất việc phân

tích giá trị để làm giảm phần hao phí trong quá trình ép kim loại. Thêm vào đó, họ cũng hợp tác chặt chẽ với các nhà lắp ráp để tìm cách giảm giá thành ngay từ khâu thiết kế. Ví dụ: họ đề xuất giảm bề rộng của lốp xe mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của xe. Nhờ thế mà chi phí cuối cùng nhỏ hơn đáng kể. Việc liên kết hợp tác còn được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác như đầu tư vào thiết bị, phụ tùng mới, nghiên cứu và phát triển…

Về phía chính phủ: Ngay từ giai đoạn đầu, chính phủ Thái Lan đã nhận thức được tầm quan trọng của FDI với sự phát triển của CNPT. Chính vì thế, họ luôn đề cao vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà sản xuất Nhật Bản, tạo mọi điều kiện có thể để nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia. BOI là cơ quan đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy FDI vào Thái Lan. Khả năng tiếp thị hình ảnh chính là một thành công của BOI trong việc thu hút FDI. Các thông tin về kinh tế - xã hội, các cơ hội đầu tư tại Thái Lan, các chính sách hỗ trợ của nhà nước…. thường được công khai và cập nhật liên tục trên các tạp chí, sách hướng dẫn, website do BOI phát hành hoặc quản lý. Chính thái độ hợp tác cởi mở này đã tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Kết quả là Thái Lan đã nhận được dòng chảy vốn FDI khổng lồ trong những năm thập kỷ 80s và 90s, đặc biệt là tận dụng được cơ hội di chuyển các cơ sở sản xuất trong ngành lắp ráp (trong đó có cả xe máy và hệ thống CNPT) từ Nhật Bản.

Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan còn thành lập các cơ quan hỗ trợ phát triển CNPT: Viện nghiên cứu ôtô – xe máy; văn phòng phát triển CNPT - trực thuộc ban hỗ trợ công nghiệp. Các cơ quan này chủ yếu là tham mưu cho chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách phát triển. Đây cũng chính là những kênh thông tin thường xuyên giữa chính phủ và doanh nghiệp.Điều đó làm cho khối doanh nghiệp luôn hài lòng về việc điều chỉnh các chính sách vì họ được tham gia việc dự thảo, thực hiện và kiểm tra chính sách đó. Chính vì thế, các nhà đầu tư nước ngoài luôn muốn tìm cơ hội làm ăn lâu dài tại Thái Lan - đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ôtô – xe máy vì hệ thống chính sách rõ ràng, ổn định và hệ thống CNPT phát triển. Hiện nay, BOI vẫn tiếp

tục thu hút các nhà sản xuất linh kiện cao cấp bằng cách giành những ưu đãi cụ thể cho các nhà đầu tư như: Miễn thuế tối đa 8 năm; miễn thuế nhập khẩu một số máy móc như khuôn đúc, cán ép kim loại…để sản xuất các linh kiện còn đang thiếu vắng ở Thái Lan. BOI cũng khuyến khích đặc biệt các hoạt động phát triển dài hạn cho CNPT như dự án cho R&D (khoảng 150 triệu USD), dự án phát triển nguồn nhân lực (khoảng 37.5 triệu USD)…

1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản.

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp sản xuất xe máy phát triển sau so với các nước phát triển lâu đời như Pháp, Italia…tuy nhiên đã có sự phát triển nhanh chóng ngay từ giai đoạn đầu. Năm 1950 mới chỉ chiếm 2 –3%, , đến năm 1955 đã chiếm tới 20% tổng sản lượng của các nước phát triển.

Thời kỳ đầu (tính đến năm 1955), Nhật Bản thực hiện phương thức sản xuất với khối lượng nhỏ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất xe máy thực hiện mua phụ tùng về lắp ráp nên đã tránh đựoc khâu đầu tư thiết bị và khai thác sản phẩm.

Đến thập kỷ 60, các nhà máy sản xuất với sản lượng lớn, nhiều công đoạn được thực hiện liên tục. Ngành đã tận dụng được lợi thế về chi phí do mở rộng quy mô, cải tiến mạnh mẽ công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường, nhờ đó, đã phát triển vượt bậc và vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới.

Trong thập kỷ 70, các doanh nghiệp lắp ráp đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng, tăng cường khả năng khai thác và năng lực kỹ thuật và đa dạng hoá sản phẩm với các tính năng ngày càng vượt trội. Đặc biệt các doanh nghiệp độc quyền đã chuyển hướng sang chiến lược xuất khẩu. Chính sự phát triển của ngành sản xuất phụ tùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp xe máy.

Thập kỷ 80, thị trường xe máy Nhật Bản bước vào thời kỳ bão hoà, lợi thế cạnh tranh mất đi nên các các cơ sở sản xuất trong nước bắt đầu giảm dần, công nghiệp xe máy Nhật Bản chuyển hướng mở rộng sản xuất ra nước ngoài. Điểm đến chủ yếu chính là các nước khu vực Đông Á(Thái Lan, MalayCNPTa…). Thập kỷ 90, các doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu giảm

thiểu sản xuất trong nước và đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu.Tuy nhiên lúc này công nghiệp xe máy Nhật Bản cũng phải đối mặt với những khó khăn, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghiệp xe máy Trung Quốc. Cấu trúc kinh doanh của các doanh nghiệp vì thế cũng dần thay đổi đểt thích ứng với điều kiện mới. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng chuyển sang liên kết với các doanh nghiệp Trung Quốc, sử dụng hiệu quả các phụ tùng giá rẻ của Trung Quốc.

Nhật Bản là quốc gia thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các ngành CNPT, trong đó có ngành xe máy. Trong số rất nhiều chính sách mà chính phủ thực thi, đáng chú ý nhất là chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tượng chính của CNPT. Trước khi thành lập Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ (năm 1948) và Bộ kinh tế công nghiệp và thương mại Nhật Bản, chính phủ đã thành lập một ngân hàng chuyên hỗ trợ vốn vay cho đối tượng doanh nghiệp này để phát triển sản xuất kinh doanh. Sau đó, chính phủ mở tiếp hai tổ chức tín dụng chuyên cung vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có thể được giải quyết cho vay vốn chỉ trong 3 ngày kể từ khi đệ trình đơn. Việc hỗ trợ vốn ngay từ thời gian đầu phát triển có tác dụng rất lớn, giúp các cở sở sản xuất có điều kiện đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm, từ đó xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và xây dựng được thương hiệu ngay từ đầu.

Nhật Bản cũng là quốc gia thành công trong việc xây dựng các kênh thông tin giữa các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan chính phủ, Điều này đã có tác dụng rất lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình mới gia nhập thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả

1.3. Kinh nghiệm của Malaysia..

So với một số nước trong khu vực và Châu Á, công nghiệp xe máy MalayCNPTa hình thành khá sớm và đã phát triển tốt từ nửa đầu thập kỷ 1960.

Ngành cũng bắt đầu với quy mô nhỏ lẻ, lắp ráp là chủ yếu, sản xuất phụ tùng có phát triển mạnh hơn. Hiện tại, hơn 75% giá trị của xe máy lắp ráp là

các bộ phận sản xuất tại đây, nhưng giá trị thực của những đóng góp này thấp hơn do Malaysia còn phải nhập nhiều loại bán phụ tùng, bán thành phẩm và đặc biệt là nguyên liệu thô. Từ năm 1981, ngành sản xuất phụ tùng đã chuyển từ cung cấp cho thị trường thay thế đơn thuần sang cung cấp cho thị trường sản xuất và lắp ráp xe hoàn chỉnh theo chương trình nội địa hoá. Đến nay, ngành sản xuất phụ tùng xe máy đã mở rộng sang xuất khẩu để nắm bắt lợi thế và tiềm năng to lớn của thị trường quốc tế cũng như khai thác tối đa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp. Ngành sản xuất phụ tùng xe máy phát triển liên tục và nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu xuât khẩu linh kiện thông qua quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất linh kiện nước ngoài. Do đó đã tạo được cơ sở cần thiết đề trở thành một ngành có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để làm được như vậy, ngành phụ tùng xe máy đã chuyển hướng chiến lược phát triển từ một ngành sản xuất các loại phụ tùng cho thị trường nội địa sang một ngành sản xuất xe máy hoàn chỉnh để xuất khẩu với giá cạnh tranh. Những kinh nghiệm phát triển hệ thống CNPT cho ngành xe máy của Malaysia bao gồm:

Khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động của MIDA : Những hỗ trợ về thuế thông qua vị trí tiên phong và hỗ trợ thuế (ITA) cho sản xuất máy móc và linh kiện; sản xuất các thiết bị giao thông và linh kiện phụ tùng; các ngành CNPT; sản xuất các thiết bị và linh kiện điện tử; sản xuất các sản phẩm nhựa.

Các chương trình hỗ trợ phát triển bao gồm: Chương trình hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp sản xuất linh kiện (với các công ty đa quốc gia); Tổ chức hội chợ các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng (SMI EXPO) và các hội chợ công nghiệp; Nghiên cứu và phân đoạn thị trường cho các sản phẩm linh kiện phụ tùng); Xây dựng cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng có chất lượng và thông tin về nhu cầu linh phụ kiện của các doanh nghiệp đa quốc gia

Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp sản xuất linh kiện phụ tùng. Mục tiêu chính của chương trình là tạo ra một thị trường công nghiệp mà các doanh nghiệp SEMs của Malaysia có thể trở thành những nhà

sản xuất và cung cấp đáng tin cậy các sản phẩm đầu vào công nghiệp, máy móc, thiết bị… cho các công nghiệp lớn hơn. Hơn thế nữa, chương trình cũng tạo điều kiện hội nhập lớn hơn và các liên kết giữa các doanh nghiệp được thúc đẩy nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 29 - 34)