Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 34 - 37)

IV. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNPT ngành xe máy và bài học

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Công nghiệp xe máy Việt Nam còn non trẻ, phát triển chưa có định hướng rõ ràng. Kéo theo đó, hệ thống CNPT cho nó cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Nghiên cứu quá trình phát triển và những kinh nghiệm của các nước trong quá trình xây dựng hệ thống CNPT cho ngành xe máy, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây.

2.1 Bài học về thúc đẩy FDI vào CNPT.

Thúc đẩy FDI là hết sức cần thiết cho sự phát triển của CNPT đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển. Cả chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần phải nhận thức được rõ tầm quan trọng này, từ đó có những động thái và nỗ lực để thu hút FDI.

Về phía chính phủ: Việt Nam cần học tập Thái Lan và Malaysia trong việc tiếp thị hình ảnh đất nước và cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư. Điều đó thể hiện qua việc xây dựng hệ thống chính sách ổn định, rõ ràng và hợp lý hơn. Chính phủ cũng nên có những chương trình hỗ trợ cụ thể để thu hút FDI chứ không nên dừng lại ở một số chính sách chung chung như hiện nay. Các biện pháp khuyến khích về thuế, tự do hoá thương mại, hỗ trợ thông tin…. là những định hướng chính phủ nên theo đuổi để có thể tạo ra được một “cú huých” cho dòng chảy FDI.

Về phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác, liên kết, hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường khả năng tài chính, trình độ quản lý. Thái độ tích cực hợp tác của các doanh nghiệp trong nước cũng chính là một nhân tố tác động tới quyết định của các nhà đầu tư khi đến với Việt Nam.

2.2. Bài học về xây dựng mối liên kết giữa chính phủ và các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp lắp ráp với các nhà cung ứng. doanh nghiệp lắp ráp với các nhà cung ứng.

Chính phủ cần thành lập các tổ chức chuyên về phát triển CNPT. Cơ quan này sẽ là cầu nối không chỉ giữa chính phủ với doanh nghiệp mà còn bảo đảm luồng thông tin đa chiều giữa các doanh nghiệp với nhau (xúc tiến liên kết giữa các nhà thầu phụ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các công ty lớn; kết nối các nhà cung cấp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài...)

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lắp ráp với các nhà cung ứng, đặc biệt là các nhà cung ứng trong nước nên được thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên (nghiên cứu, thiết kế sản phẩm). Sự liên kết này nên được thực hiện một cách chủ động từ hai phía nhằm tăng cường khả năng khai thác và năng lực kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm với các tính năng ngày càng vượt trội. Những hỗ trợ của nhà nước không phải là can thiệp trực tiếp vào mối quan hệ này (quy định tỷ lệ nội địa hoá, tăng thuế nhập khẩu linh kiện….) mà nên có những chính sách hỗ trợ gián tiếp như: xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà cung cấp trong nước, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ công nghiệp CNPT…

2.3. Bài học về sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn khu vực

Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải biết trao đổi hàng hóa công nghiệp với nhau thay vì cố gắng tự sản xuất mọi thứ trong nước. Chính vì vậy, chúng ta cần trở thành một nối kết quan trọng trong mạng lưới sản xuất xe máy ở Đông Á bằng việc chuyên môn hóa một số quy trình và nhập khẩu các hàng hóa trung gian. Các quốc gia Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… đã định vị được vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Hình 6: Tham gia vào chuỗi giá trị khu vực trong ngành xe máy.

Nguồn:Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam

Các quốc gia có nền công nghiệp xe máy phát triển đều có sự chuyển hướng chiến lược từ thay thế nhập khẩu sang chiến lược hướng về xuất khẩu. Việt Nam nên học tập kinh nghiệm này, đặc biệt là từ phía các nhà sản xuất Nhật Bản, Thái Lan trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị trong khu vực. Chúng ta cần phải tìm ra công đoạn sản xuất mà có lợi thế so sánh, sản xuất với quy mô lớn và trở thành nhà cung cấp cho toàn khu vực chứ không nên hướng tới mục tiêu sản xuất mọi thứ ở trong nước.Thái Lan và Việt Nam hiện đang là hai ứng cử viên hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng. Đây là lĩnh vực còn nhiều phân đoạn thị trường bỏ ngỏ (mặc dù Thái Lan đã có hệ thống CNPT tương đối phát triển nhưng họ vẫn chưa tham gia được hết vào tất cả các khâu trong chuỗi giá trị do vậy Việt Nam vẫn còn cơ hội tham gia). Điều cần làm là chúng ta phải thể hiện có tiềm năng hơn các nhà sản xuất Thái Lan trong lĩnh vực này để giành được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Nhật Bản: R&D và thiết kế Đài Loan Nguyên liệu Việt Nam: Linh kiện Thái Lan: Linh kiện Ấn Độ: Phần mềm Trung Quốc Lắp ráp HồngKông Marketing

Chương II

Đánh giá thực trạng phát triển của CNPT của ngành xe máy ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển CNPT cho ngành xe máy của Việt Nam (Trang 34 - 37)