Cách thức tích hợp Ho ạt động 1: Khởi động

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 125 - 127)

II. Các kiểu nhân hóa

2.Cách thức tích hợp Ho ạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả Cho HS đọc chú thích SGK T 54 2. Tác phẩm (sgk)

3. Hướng dẫn đọc: chú ý giọng đọc nhịp điệu biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng; đoạn cuối nhịp điệu dồn dập, căng thẳng giọng xúc động. Chú ý từ phiên âm.

4. Giải nghĩa từ khó: chú ý một số từ: Cáo thi, trung thu, cố tri.

5. Ngôi kể, nhân vật: Truyện kể theo lời kể của nhân vật nào? Ngôi nào? Có tác dụng gì? Hỏi: Truyện còn có nhân vật nào nữa và trong số đó ai để lại cho em ấn tượng nổi bật nhất? Vì sao? (HS chọn và trả lời)

6. Kể tóm tắt truyện theo bố cục? a. Phrăng trên đường đến trường b. Diễn biến buổi học cuối cùng

c. Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha –men Hoạt động 3: Đọc và tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vậtPhrăng

Cho HS tìm hiểu những chi tiết như:

- Phrăng có ý đình gì trong buổi học cuối cùng này, tìm hiểu cảnh vật diễn ra xung quanh Phrăng trên đường đến trường, cảnh ở trường

- Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Phrăng trước thay đổi của cảnh vật, cũng như biết được đây là buổi học cuối cùng

- Tìm hiểu diễn biến tâm trạng sự tiếc nuối hối hận của Phrăng - Tìm hiểu nghệ thuật miêu ta diễn biến tâm trạng của Phrăng - Qua nhân vật Phrăng tác giả muốn thể hiện chủ đề tư tưởng gì? 2. Nhân vật thầy giáo Ha -men

Hỏi: Trong buổi học cuối cùng, thầy giáo Ha –men có trang phục như thế nào? Em có nhận xét gì về trang phục đó? Nó ngầm khẳng định điều gì?

- Áo rơ-danh-gốt màu xanh lục diềm lá sen – trang phục phát thưởng - Trang phục lịch sự trang trọng

- Nhằm khẳng định ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng của buổi học, sự tôn vinh của thầy đối với buổi học

Hỏi: Thầy có cách đối xử như thế nào đối với HS Em có nhận xét gì?

- Học sinh đi muộn thầy không giận mà nói dịu dàng, HS không thuộc bài thầy không mắng.

- Thầy tự nhận trách nhiệm về mình - Thầy kiên nhẫn giảng bài

Hỏi: Thầy nói gì về tiếng Pháp? Thầy thể hiện tình cảm gì qua lời nói đó?

- Thầy xem là tài sản quốc gia, là công cụ giúp con người thoát cảnh chốn lao tù

Hỏi: Tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn của bọn lính phổ vang lên, nó báo hiệu điều gì? Thời điểm ấy thầy Ha-men có biểu hiện gì?

- Báo hiệu chấm dứt buổi học

- Thầy Ha-men người tái nhợt, nghẹn ngào không nói hết câu. Hỏi: Có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả

Tác giả miêu tả thầy Ha-men ở một thời điểm cụ thể. Ở thời điểm nổi đau đớn không dồn nén tích tụ ở tinh thần mà trào phát.

Hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh thầy Ha-men ở cuối bài? Lời nói hành động cử chỉ của thầy đã thể hiện điều gì?

Hình ảnh lớn lao đẹp đẽ; Lòng yêu nước cụ thể chân thành sâu sắc

3. Các nhân vật khác (Bác phó rèn Oát –stơ, cụ Hô-de, bác phát thư, các em nhỏ) Hỏi: Trong buổi học cuối cùng mọi người có thái độ như thế nào?

+ Cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ sờn mép + Dân làng ngồi lặng lẽ, ai nấy đều buồn rầu, tiếc nuối + Trò nhỏ cặm cụi, vạch nét sổ, đọc đồng thanh

Hỏi: Họ đã thể hiện điều gì?

- Thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự trân trọng của mình đối với học tiếng mẹ đẻ. Họ là người yêu nước.

Hoạt động 4: Tổng kết

Hỏi: Câu nói của thầy Ha-men “Khi một dân tộc….chốn lao tù” có ý nghĩa như thế nào?

- Giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiềng nói dân tộc trong đấu tranh giành độc lập tự do.

Hoạt động 5: Luyện tập bài tập trắc nghiệm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 125 - 127)