Tìm hiểu chung

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 59 - 61)

- Tác giả: An-phông-Xơ Đô-đê (1840-1897) nhà văn chuyên viết truyện ngắn nổi tiếng của nước Pháp.

- “Buổi học cuối cùng” được viết vào thời điểm hai vùng An-dát và Lo-ren bị cắt cho quân Phổ.

căng thẳng, xúc động.

GV: yêu cầu HS đọc từ 4 – 6 HS

GV: Giải thích từ khó cho HS, lưu ý các từ: Cáo thị, trưng thu, cố tri, đặc biệt các từ phiên âm tiếng Pháp:

hu-blông, babe, bibobu, rơ-đanh-gốt, Bec-lin.

Câu hỏi 5: Truyện được kể theo lời nhân vật nào, ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng gì?

HS: Truyện được kể theo lờ i nhân vật Phrăng ngôi thứ nhất.

Kể bằng ngôi thứ nhất tạo cho câu chuyện như có thật, mọi sự việc được tái hiện ra lần lượt làm cho người đọc như đang cùng nhân vật tham gia và chứng kiến câu chuyện.

GV: Truyện còn có những nhân vật khác như: Thầy Ha-men, các HS khác, cụ Hô - de bác phát thư cũ, một số dân làng .

Câu hỏi 6: Theo em, vì sao gọi văn bản

“Buổi học cuối cùng” là một văn bản tự sự ?

HS: Vì các yếu tố sự việc, nhân vật, chủ đề, ngôi kể và lời kể cho thấy đây là một văn bản tự sự.

Câu hỏi 7: Yêu cầu HS kể tóm tắt câu chuyện theo bố cục:

- Phrăng trên đường đến trường. - Diễn biến của buổi học cuối cùng: + Quang cảnh lớp học và dáng vẻ khác

thường của thầy Ha-men + Tâm trạng của Phrăng

+ Diễn biến tâm trạng của Phrăng, cậu lại không thuộc bài

+ Thái độ và cách cư xử của thầy Ha-men

+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài

- Giờ học kết thúc cùng hành động đột ngột của thầy Ha-men

*Hoạt động 2:

Câu hỏi 8: Mở đầu câu chuyện Phrăng có ý định gì? Tại sao? Chú có thực hiện được ý định đó không?

HS: Thoáng nghĩ hay là trốn học vì đã trễ giờ, vì sợ thầy hỏi bài lại chưa thuộc bài, muốn rong chơi ngoài đồng nội - Nơi có sáo hót véo von, có lính Phổ tập tành.

- Chú bé cưỡng lại được và nhanh chân đến trường.

Câu hỏi 9: Chú bé Phrăng cưỡng lại thói ham chơi và đến trường, chú thấy gì trên đường đến trường và cảnh ở sân trường ?

HS: Nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.

- Cảnh yên lặng của sân trường - Các bạn ngồi lặng lẽ trong lớp - Thầy Ha-men ăn mặc sang trọng - Người lớn tuổi đến ngồi cuối lớp

Câu hỏi 10: Thái độ của Phrăng trước những cảnh vật ấy như thế nào? Vì sao?

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 59 - 61)