Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 115 - 119)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhân hóa

1. Cho HS đọc đoạn trích trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa. Hỏi: Bầu trời được gọi bằng gì? (Ông)

Ông thường được dùng để gọi người, nay được dùng để gọi trời. Cách gọi như vậy làm cho trời trở nên gần gũi với người.

Các hoạt động: mặc áo giáp, ra trận là các hoạt động của con người nay dùng để miêu tả bầu trời làm quang cảnh trước cơn mưa sống động hơn.

Ngoài ra khổ thơ trích còn dùng các từ ngữ: múa gươm để tả cây mía; hành quân để tả kiến.

Kết luận: Những cách dùng như vậy được gọi là nhân hóa. 2. So sánh các cách diễn đạt:

- Ông trời mặc áo giáp đen với Bầu trời đầy mây đen

- Muôn nghìn cây mía múa gươm với Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.

- Kiến hành quân đầy đường với Kiến bò đầy đường

Từ đó thấy nhân hóa có tính hình ảnh, làm cho sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi hơn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu nhân hóa

1. Tìm những sự vật được nhân hóa trong các câu thơ, câu văn đã cho. a.Miệng, tai, tay, mắt, chân a.Miệng, tai, tay, mắt, chân

b. Tre c. Trâu

2. Cách nhân hóa các vật trong những câu thơ, câu văn đó như sau: - Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật (câu a)

- Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật (câu b)

- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c)

Hoạt động 3: Ghi nhớ và củng cố nội dung tiết học

Hai HS đọc các kết luận trong ghi nhớ. Các HS khác đọc thầm

Hoạt động 4: Làm bài tập (Tùy theo thời gian còn lại, GV lần lượt cho HS làm bài tập SGK.

Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người.

- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn kĩ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn theo thứ tự hợp lí.

II. Những điều cần lưu ý

1.Về phương pháp, cần theo hướng quy nạp như đã nêu ở mục 1, phần Những điều cần lưu ý

ở tiết học phương pháp tả cảnh

2.Vị trí của tiết học

Cũng như các tiết khác, khi dạy tiết phương pháp tả người trong Ngữ văn 6, tập hai, cần lưu ý tích hợp cả ngang và dọc của chương trình.

3.Nội dung trọng tâm của tiết học

Tiết này có hai phần: Phần I – lí thuyết và phần II – Luyện tập. Cả hai phần đều nhằm giúp HS nắm được cách làm bài văn tả người với ba nội dung:

- Lựa chọn được những nét đặc sắc của đối tượng cần miêu tả, từ đó xây dựng được hình ảnh tiêu biểu cho đối tượng.

- Biết trình bày các hình ảnh đó theo một thứ tự hợp lí.

Trọng tâm bài học này là giúp HS biết cách trình bày những chi tiết, hình ảnh mình đã quan sát được theo thứ tự hợp lí.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS. Có thể chia lớp ra làm ba nhóm, mỗi nhóm đọc một đoạn văn chuẩn bị trả lời câu hỏi; hoặc cả lớp đọc ba đoạn văn và chuẩn bị trả lời cả ba câu hỏi trong SGK.

Bước 2: Cho HS trao đổi, thảo luận. Có thể trao đổi theo nhóm hoặc với bạn ngồi cạnh bàn (hai người một) để chuẩn bị trả lời câu hỏi ra vở nháp.

Bước 3: Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận. Đại diện trả lời. GV tóm tắt các ý kiến. Nếu có ý kiến khác nhau HS thảo luận ý kiến khác nhau đó.

Bước 4: GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS và lưu ý các ghi nhớ cần thiết.

Hoạtđộng 2: Hướng dẫn HS luyện tập

Cả lớp chia làm ba nhóm mỗi nhóm làm một bài tập (khoảng 5 phút), sau đó thảo luận người bên cạnh và trình bày ý kiến của nhóm.

7.2. Phương án dạy học “sách dạy học Ngữ văn 6” của Nguyễn Trọng Hoàn, Hà Thanh

Huyền, Nxb Giáo dục, năm 2005.

Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS: Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dat, truyện đã thể hiện lòng yêu nước cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc

Nắm tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình hành động.

B. Hoạt động trên lớp

I. Đọc, tìm hiểu chung về tác phẩm 1. Đọc

Chủ tìm hiểu tác giả An-Phông-xơ Đô-đê 3. Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

+ Hoàn cảnh +Tên truyện + Nhân vật chính 4. Bố cục: 3 phần

II. Tìm hiểu nội dung văn bản

1. Nhân vật phrăng

GV cho HS thảo luận để tìm hiểu:

a. Quang cảnh và tâm trạng của chú bé Phrăng trên đường đến trường b. Tâm trạng Phrăng trong lớp học

GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa tâm trạng Phrăng đã diễn ra như thế nào trong buổi học cuối cùng

c. Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng * Khi mới vào lớp

* Khi không thuộc bài

* Nghe thầy giảng ngữ pháp thấy rõ ràng, dễ hiểu

GV hỏi HS: Sự biến đổi trong tâm trạng Phrăng chứng tỏ điều gì?

Để GV kết luận: Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, tha thiết muốn được học tập. Thể hiện tình yêu tiếng Pháp, yêu Tổ Quốc. Quý trọng và biết ơn thầy.

2. Thầy giáo Ha-men

GV cho HS tìm hiểu thầy giáo Ha-men qua: * Trang phục

* Thái độ đối với HS

* Hình ảnh thầy ở những giây phút cuối cùng của buổi học

Để Cuối cùng đưa đến kết luận: Những chi tiết đó nói lên tình cảm yêu nước, lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc.

3. Một số nhân vật khác

- Cụ già Hô-de - Bác phát thư

III. Tổng kết

HS thảo luận và trả lời.

IV. Luyện tập:

Bài tập 1: Tìm câu văn thể hiện phép so sánh. Nêu tác dụng Bài tập 2: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thầy Ha-men.

Tiếng Việt: NHÂN HÓA

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Nắm khái niệm nhân hóa.

- Nắm được tác dụng chính của nhân hóa

- Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình

B. Hoạt động lên lớp

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 115 - 119)