Hay nũng nịu và vòi vĩnh cả nhà 2 Da nhăn nheo và nhiều đóm đồi mồ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 83 - 84)

I. Mức độ cần đạt

1.Hay nũng nịu và vòi vĩnh cả nhà 2 Da nhăn nheo và nhiều đóm đồi mồ

2. Da nhăn nheo và nhiều đóm đồi mồi 3. Mắt tròn xoe và đen lóng lánh

4. Mắt vẫn tinh tường láy láy nhưng dáng đi chậm chạp

5. Da trắng nõn thơm tho lạ thường 6. Tóc điểm hoa râm

7. Giọng nói trong trẻo và dịu dàng 8. Luôn dịu dàng, ân cần với mọi người 9. Miệng cười toe toét để lộ vài cái răng sún 10. Mái tóc suôn óng ả

Bài tập 2: Lập dàn ý miêu tả em bé

BT1. Lựa chọn chi tiết phù

hợp a. Một em bé chừng 4-5 tuổi Chi tiết: 5, 3, 9, 1 b. Một cụ già Chi tiết: 2, 4, 6,

c. Cô giáo đang say sưa

giảng bài

Chi tiết: 7, 8, 10

BT2. Dàn ý miêu tả em bé

Mở bài: Giới thiệu em bé

Thân bài: Miêu tả em bé

+ Bao quát: Tuổi, chiều cao, vóc dáng…

+ Chi tiết: Khuôn mặt, ánh mắt, nước da, bàn tay, nụ cười, môi, miệng…

+ Tả hành động, cử chỉ: vui đùa, hay bắt chước, hay cười, trò chơi yêu thích, hay nũng nhịu…

+ Tính tình: Dễ thương, biết yêu thương mọi người…

Kết bài: Bày tỏ cảm xúc đối với em bé

* Chuẩn bị bài mới

Soạn bài : Đêm nay Bác không ngủ

- Đọc bài thơ 3 lần

- Đọc chú thích dấu , xác định từ ngữ trong văn bản cần được giải thích thêm. - Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

- Tìm những chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ. - Trình bày suy nghĩ của bản thân khi đọc bài thơ.

-Tâm trạng ngạc nhiên, lo lắng, xúc động và niềm vui của người chiến sĩ.

3.3. Thuyết minh thiết kế thể nghiệm

Đây là cụm bài khó dạy nhất trong chương trình học kì II Ngữ văn 6, khó về mặt kiến thức và cả về cấu trúc bài học giữa ba phân môn. Ba phân môn được xếp học chung trong một cụm bài nhưng dường như khó tìm ra điểm “đồng quy”. Đối với cụm bài này, nếu phải dạy theo quan điểm tích hợp nó sẽ đòi hỏi: hoặc phải thay thế một văn bản văn học khác, hoặc phải cấu trúc lại nội dung kiến thức Tiếng Việt và Làm văn trong cụm bài này cho phù hợp hơn. Thiết kế thể nghiệm cố gắng trình bày, dẫn dắt câu hỏi, gợi dẫn cho HS để các em dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa ba phân môn, để HS thấy rằng đã học phân môn này thông qua phân môn kia và ứng dụng kiến thức, kĩ năng của phân môn này để học phân môn khác. Điều đó tạo cho HS thói quen kết hợp kiến thức giữa các phân môn đó lại để tự mình khám phá mọi văn bản, và tạo lập văn bản theo mong muốn.

Thiết kế thể nghiệm được thiết kế theo quan điểm tích hợp nhưng vẫn giữ bản chất đặc thù của từng phân môn riêng rẽ, luôn coi trọng tinh thần hoạt động của HS. Chúng tôi không thuyết minh hoàn toàn thiết kế thể nghiệm, chỉ thuyết minh những chỗ mà theo chúng tôi cho là đã thể hiện quan điểm tích hợp giữa ba phân môn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 83 - 84)