Thiết kế cụm bài “Buổi học cuối cùng, Nhân hóa, Phương pháp tả người”

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 56 - 58)

Chương 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG D ẠY HỌC NGỮ VĂN

3.2. Thiết kế cụm bài “Buổi học cuối cùng, Nhân hóa, Phương pháp tả người”

Nghiên cứu các giáo án dạy học cụm bài “Buổi học cuối cùng, Nhân hóa, Phương pháp tả người” đã có của các tác giả như: GS.TS. Lê A [1],

GS. Nguyễn Khắc Phi [25], Nguyễn Trọng Hoàn [16], và của Nguyễn Văn Đường, Hoàng Dân [11] chúng tôi nhận thấy:

Tất cả những phương án dạy học mà chúng tôi tham khảo đều dày dặn kinh nghiệm, là tiền đề nghiên cứu trong dạy học. Tuy nhiên, đứng ở khía cạnh khác, các phương án dạy học đó vấn đề tích hợp dường như mờ nhạt. GV chưa quán triệt tích hợp giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn trong cùng cụm bài, cũng như sự tích hợp trong từng phân môn, chưa chỉ ra một cách cụ thể cần tích hợp với phân môn khác ở chỗ nào, kiến thức nào, ngữ liệu nào cần cho việc dạy học tích hợp, trong mục tiêu cần đạt các phương án dạy học nêu trên chưa chỉ ra được nội dung tích hợp trong từng phân môn.

Nhưng ở đây, chúng ta phải nói rằng tích hợp trong giáo dục hiện đại là một khái niệm có phạm vi rất rộng. Tích hợp không chỉ là việc tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn thành môn Ngữ văn mà còn (và cần) phải được triển khai trên nhiều bình diện khác nữa. Có lẽ, các phương án dạy học nêu trên chưa thật sự tích hợp một cách rõ ràng theo kiểu tích hợp ngang hay dọc thì có lẽ nó đã được triển khai theo quan điểm tích hợp ở trên những bình diện khác.

Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn, học hỏi kinh nghiệm từ các thiết kế đã có, theo chúng tôi, với cụm bài này chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng kiến thức về

nhân hóa, để bổ sung trong giờ học Buổi học cuối cùng và ngược lại giờ học Nhân hóa GV có thể lấy ngữ liệu từ văn bản Buổi học cuối cùngđể cho HS làm ví dụ minh chứng. Chi tiết nhân hóa đó có mặt trong văn bản Buổi học cuối cùng có tác dụng gì? Hoặc hình ảnh thầy Ha-men một nhân vật được miêu tả từ ngoại hình, tính cách, tâm trạng có thể lấy đó làm hình mẫu về phương pháp tả là người. Cụm bài này, chúng tôi chỉ tập trung đi sâu vào tìm hiểu cách thể hiện tích hợp giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn trong cùng cụm bài (Tích hợp ngang) và sự tích hợp trong từng phân môn (tích hợp dọc). Tích hợp chỉ nói riêng về hai mặt này cũng đã lắm phức tạp và nhiều tranh cãi. Nhưng đây là hai mãn phổ biến và cụ thể nhất khi nói đến tích hợp Ngữ văn. Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng quan điểm tích hợp nhìn chung cũng chỉ là phép cộng đơn giản giữa ba phân môn trong một bài học. Chính vì lẽ đó, cần có sự nghiên cứu đầu tư hợp lí để hoàn thiện hơn quan điểm dạy học này.

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm đã có, chúng tôi thiết kế thử nghiệm cụm bài này như sau:

văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(Chuyện của một em bé người An-dát)

An-phông-xơ Đô-đê

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)