Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 113 - 115)

1. Giới thiệu

GV cắn cứ vào phần chú thích về tác giả tác phẩm trong SGK để giới thiệu. Cần lưu ý thêm bốn truyện hiện đại học phía trước đều là truyện hiện đại Việt Nam.

2. Tiến trình tổ chức hoạt động

GV đọc mẫu một đoạn HS đọc các đoạn còn lại. Chú ý giọng điệu và nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cách nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng, đoạn cuối giọng dồn dập, căng thẳng và xúc động.

Cho HS dựa vào chú thích trả lời câu hỏi số 1 trong SGK về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện

- Về nhân vật và phương thức kể chuyện: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 2 trong SGK Truyện có hai nhân vật chính là Phrăng và thầy Ha-men, ngoài ra có các nhân vật phụ khác

- Về bố cục: Truyện gồm ba đoạn: Đoạn 1: Từ đầu ….vắng mặt con

Đoạn 2: Tôi bước qua ghế dài…tôi nhớ mãi buổi học cuối cùng này Đoạn 3: Còn lại

Hoạt động 2: Phân tích nhân vật Phrăng

GV dựa vào câu hỏi số 3, 4 trong SGK để hướng dẫn HS phân tích nhân vật này. - Tâm trạng trước buổi học

- Những điều khác lạ trên đường đến trường

- Diễn biến buổi học cuối cùng và hình ảnh về thầy Ha-men

- Nhân vật Phrăng không chỉ người kể chuyện mà còn cùng nhân vật thầy Hamen làm nên giá trị tư tưởng của truyện

Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật thầy giáo Ha-men

GV dựa vào câu hỏi số 5 trong SGK hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật này. Trang phục thầy trong buổi học cuối cùng; Thái độ đối với HS; Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với HS và với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc; Thầy Ha-men giây phút cuối cùng của buổi học.

GV cho HS đọc lại đoạn cuối của truyện để khắc sâu ấn tượng về hình ảnh thầy và phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh ấy.

Hoạt động 4: Tìm hiểu hình ảnh một số nhân vật khác

Chú ý một số nhân vật như: Cụ già Hô-dê, bác phát thư cũ, các HS nhỏ. Chú ý các cụ già trong làng đến lớp học đánh vần theo các bạn nhỏ không phải vì chưa biết chữ mà bày tỏ lòng biết ơn với thầy Ha-men.

Hoạt động 5: Rút ra ý nghĩa tư tưởng và nêu những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của truyện GV nêu câu hỏi 7 trong SGK để HS tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng của truyện.

Những đặc sắc nghệ thuật của truyện:

- Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một HS có mặt trong buổi học cuối cùng. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (Thầy Ha-men)

- Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động; sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh.

Tiếng Việt: NHÂN HÓA

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

-Nắm khái niệm nhân hóa.

- Nắm được tác dụng chính của nhân hóa

- Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình

II. Những điều cần lưu ý

1. Nhân hóa (Nhân: người, hóa: biến hóa, trở thành; còn được gọi là nhân hóa cách) 2. Lưu ý có ba kiểu nhân hóa

3. Nhân hóa ngoài tác dụng làm cho sự vật gần gũi, sống động mà còn là cái cớ để giải bày tâm sự.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 113 - 115)