Văn bản Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người Andát) tác giả An phông xơ Đôđê.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 84 - 89)

phông-xơ Đô-đê.

Đây là một văn bản tự sự hiện đại, mà đích chung của phương thức tự sự hiện đại là dựng lên các số phận và tính cách con người trước những biến động của đời sống xã hội, từ đó gợi sự quan tâm của người đọc về những vấn đề xã hội sâu xa mà tác giả đặt ra trong câu chuyện. Trong các yếu tố làm nên tự sự hiện đại thì nhân vật luôn là yếu tố trung tâm. Xuất hiện trong các hoàn cảnh xã hội như là tính cách hiện thực được khắc họa bằng hàng loạt chi tiết từ ngoại hình, hành động đến chiều sâu nội tâm, với sự đan xen của các kiểu ngôn ngữ trần thuật của người kể, đối thoại và độc thoại của nhân vật. Nếu nhân vật là yếu tố trung tâm

của văn bản tự sự hiện đại thì hoạt động dạy học tương ứng quan tâm hàng đầu đến nhận diện và tổ chức dạy học yếu tố nhân vật trong văn bản. Vì thế, văn bản này tiến hành đọc – hiểu theo tuyến nhân vật, chủ yếu đi vào phân tích tìm hiểu ở hai nhân vật: Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha-men. Đây là biểu hiện cụ thể thiết thực cho việc tích hợp với phần Làm văn.

Câu 3: Từ “thất trận” có nghĩa là gì? Thất trận: Thua trận (thất: mất, tổn thất)

Tìm minh chứng cụ thể trong văn bản thể hiện nghĩa của từ thất trận?

 Câu hỏi này để thay thế câu hỏi số 1 trong SGK tr.54 (Câu chuyện được kể, được diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? ) . Thay đổi câu hỏi nhưng nội dung định hướng HS trả lời cũng giống nhau, nhưng hỏi thông qua việc giải thích từ khó, một mặt HS hiểu nghĩa của từ “Thất trận” mặt khác thông qua đó HS vận dụng nghĩa của nó để đi vào tìm hiểu chi tiết của truyện. Đây là cách tích hợp vì nhận ra nghĩa của từ cần giải thích có liên quan đến tín hiệu nghệ thuật trong văn bản. Nghĩa của từ “Thất trận” trong văn bản là dùng để chỉ sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp Phổ, Pháp buộc phải nhường lại hai vùng An- dát và Lo-ren, cộng với việc người dân ở đây không được học tiếng Pháp nữa. Với cách hỏi này đã tích hợp chặt chẽ với phân môn Tiếng Việt, mà GV không cần phải hỏi về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện.

Câu 5: Truyện được kể theo lời nhân vật nào, ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng gì?  Đây là câu hỏi gợi dẫn có tính chất tích hợp, gợi dẫn HS đi vào tìm hiểu nhân vật, đồng thời các em có định hướng khi làm văn tự sự, phải có nhân vật, nhân vật đó phải được xác định là kể theo ngôi thứ mấy, vì cách kể đó ảnh hưởng đến nội dung câu chuyện, cũng như khi HS làm văn tự sự phải xác định được ngôi kể của mình trong bài làm.

Câu hỏi 6: Theo em, vì sao gọi văn bản Buổi học cuối cùng là một văn bản tự sự?

Câu hỏi này tích hợp với phân môn Làm văn, khi mà HS vận dụng kiến thức về làm văn tự sự để tìm hiểu văn bản này.

Câu 7: Yêu cầu HS kể tóm tắt câu chuyện theo bố cục: - Phrăng trên đường đến trường.

- Diễn biến của buổi học cuối cùng:

+ Quang cảnh lớp học và dáng vẻ khác thường của thầy Ha-men + Tâm trạng của Phrăng

+ Diễn biến tâm trạng của Phrăng, cậu lại không thuộc bài + Thái độ và cách cư xử của thầy Ha-men

+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài

- Giờ học kết thúc cùng hành động đột ngột của thầy Ha-men

 Tích hợp chặt chẽ với phân môn Tập làm văn Phương pháp tả người sẽ học ở tiết sau, một mặt giúp HS khám phá văn bản đang học, mặt khác giúp HS liên tưởng bài văn tự sự phải có bố cục rõ ràng ba phần, để sau khi HS tạo lập văn bản cũng tự biết hình thành cho mình bố cục rõ ràng của một bài văn.

Câu 15: Cho HS giải thích từ “cố tri” có nghĩa là gì?

 Câu hỏi không có trong SGK, mục đích thứ 1 nhằm tích hợp với phân môn Tiếng Việt, mục đích thứ 2 giúp HS hiểu rõ nghĩa của từ để hiểu rõ nghĩa của văn bản mới cảm nhận hết ý nghĩa của tác phẩm. Cuối cùng là để thấy rõ cách dùng từ của tác giả làm nổi bật tâm trạng hối tiếc của Phrăng sau bao ngày lãng quên việc học.

Câu 18: rơ-đanh-gốt là gì?

HS: Một kiểu áo lễ phục, cài chéo.

Câu hỏi 19: Diềm lá sen là như thế nào?

HS:Diềm bằng đăng ten hoặc sa mỏng đính vào cổ áo trong khi mặc lễ phục.

Câu hỏi 20: Chúng ta đã biết kiểu áo rơ-đanh-gốt và tính chất của nó, vậy trong buổi học cuối cùng này thông qua trang phục của thầy Ha-men tác giả muốn nói lên điều gì?

 Câu hỏi không có trong SGK, người viết đã chia nhỏ câu hỏi số 5 trong SGK tr. 55 để HS tiếp cận dễ dàng hơn.

Một loạt câu hỏi vừa có câu hỏi phát hiện, vừa có câu hỏi nêu vấn đề. Để định hướng HS đi vào trọng tâm là làm nổi bật tính chất trang trọng, thiê ng liêng ở thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng. Câu hỏi nhằm tích hợp chặt chẽ với phân môn Tiếng Việt là hiểu nghĩa của từ, để từ hiểu nghĩa đi vào khám phá tín hiệu nghệ thuật trong văn bản

Câu hỏi 24: Giải thích nghĩa của từ tái nhợt ?

Đây là câu hỏi mang tính tích hợp với phân môn Tiếng Việt, phải hiểu rõ nghĩa của từ, và đặt nó vào ngữ cảnh của truyện vì đây là một tín hiệu nghệ thuật của văn bản để dẫn đến câu hỏi 25 (Hình ảnh thầy Ha-men đứng trên bục, người tái nhợtđi nói lên điều gì? )

Câu 27: Trong câu chuyện còn có những nhân vật khác, họ có thái độ như thế nào?

 Câu hỏi không nằm trong SGK, mục đích câu hỏi để tích hợp với phân môn Tập làm văn, khi miêu tả nhân vật, ngoài nhân vật chính, nhân vật trung tâm ra chúng ta có thể tạo ra thêm những nhân vật phụ, nhân vật phụ có tác dụng làm điểm nhấn, làm nổi bật nhân vật chính, và làm cho câu chuyện thêm sinh động. Khi miêu tả về người ông, người mẹ, chúng ta có thể

thêm nhân vậ t phụ như, người bà, người cha, anh, chị hoặc các em của mình, làm cho câu chuyện miêu tả thêm sống động mang giá trị chân thực hơn.

Câu hỏi trong phần luyện tập có một câu tự luận (về nhà làm), hai câu trắc nghiệm chủ yếu ôn lại trọng tâm bài.

Câu 30: Qua câu chuyện này em học được gì từ nhân vật Phrăng ?

Câu hỏi này nhằm khơi gợi sự tư duy, buộc học HS phải động não suy nghĩ vận dụng kiến thức có được từ nhân vật đã học để tự liên hệ rút ra bài học cho bản thân.

Câu hỏi tự luận (về nhà làm)

“ Viết đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng lời văn của em?”

Bài tập này cũng mang tính chất tích hợp, nhằm mục đích chuẩn bị cho giờ học phân môn Tập làm văn tiết sau, HS có sự quan sát và chuẩn bị trước về nhân vật.

- Tiếng Việt : Nhân hóa

Không thể khai thác ngữ liệu của văn bản Buổi học cuối cùngđể hình thành khái niệm nhân hóa và các kiểu nhân hóa, vì v ăn bản này, biện pháp nghệ thuật nhân hóa hầu như không có. Vì thế, chỉ còn cách bổ sung thêm các ngữ liệu từ các văn bản đã học như Bài học đường đời đầu tiên, Chân, Tai, Tay, Mắt, Miệng.

Trong văn bảnBuổi học cuối cùng, GV yêucầu HS tìm biện pháp nghệ thuật nhân hóa được sử dụng trong văn bản này, nếu HS xác định văn bản này không sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa thì rõ ràng HS có kiến thức về nhân hóa.

- Tập làm văn: Phương pháp tả người

Yêu cầu của bài học là HS phải biết cách tả người, trình bày bố cục một đoạn văn hoặc bài văn, biết cách quan sát để miêu tả. SGK không sử dụng ngữ liệu từ văn bản Buổi học cuối cùng, mà sử dụng một đoạn trong bài Vượt thác, một đoạn trích của nhà văn Lan Khai, và đoạn trích trong bài Hội vật của nhà văn Kim Lân ở sách Tiếng Việt lớp 3, tập 2.

Trước tình hình như thế, luận văn phải uyển chuyển đọc kĩ lại văn bản văn học tìm yếu tố đồng quy, tìm khả năng để tích hợp. Văn bản Buổi học cuối cùng mặc dù là văn bản tự sự hiện đại nhưng nó không thuần túy chỉ có một hình thức tự sự mà là sự hợp nhất của nhiều phương thức biểu đạt khác như miêu tả, thuyết minh, biểu cảm. Những đoạn văn miêu tả rất hay, rất độc đáo về diễn biến tâm trạng của thầy Ha -men, hay những đ oạn miêu tả ngoại hình, tính cách của thầy, hoặc những đoạn miêu tả diễn biến tâm trạng của Phrăng… Chính

vì lí do đó chúng tôi hoàn toàn có thể sử dụng ngữ liệu văn bản này để cung cấp kiến thức về phương pháp tả người.

Phần bài tập bổ sung:

Chúng tôi cố gắng khai thác các đoạn văn trong văn bản Buổi học cuối cùng, nhằm cung cấp thêm kiến thức về đối tượng trong văn miêu tả, đối tượng miêu tả cần tạo ra cho họ một đặc điểm riêng biệt, nổi trội.

Câu hỏi yêu cầu HS:

Xem lại nhân vật thầy Ha-men, trong tác phẩm đã miêu tả rất rõ về nhân vật thầy Ha- men, các em hãy lập lại dàn ý (phần thân bài) trên cơ sở mà tác giả đã miêu tả.( Gợi ý: Nhân vật được phác họa bằng các chi tiết nào ví dụ trang phục, ngoại hình, tính cách….)

Định hướng của GV:

- Trang phục: trang trọng, lịch sự, “mặc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục diềm lá sen” - Giọng nói: Dịu dàng..

- Thái độ đối với học sinh ân cần, không giận dữ

- Hành động của nhân vật: Đi lại trên bục, cầm quyển Pháp văn giảng bài…

- Diễn biến tâm trạng phức tạp trong buổi học cuối cùng: Đầy cảm xúc, vừa im lặng, vừa đăm đăm, dằn mạnh viên phấn viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

- Cảm nghĩ của người miêu tả đối với nhân vật

Đây cũng là hình thức tích hợp thiết thực, HS lấy ngữ liệu từ văn bản vừa học, văn bản mà các em vốn đã am hiểu, giờ lại càng hiểu hơn ở góc cạnh khác là lập dàn ý miêu tả, thông qua đó HS biết cách miêu tả, biết cách lập dàn ý, hình ảnh về thầy Ha -men sẽ được các em khắc sâu thêm.

Bài tập 1 SGK tr.62 yêu cầu HS nêu các chi tiết tiêu biểu để miêu tả: Một em bé 4- 5 tuổi, cụ già cao tuổi, cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp.

Ở đây chúng tôi đã đưa ra 10 chi tiết miêu tả cả ba nhân vật, HS chọn chi tiết cho phù hợp với từng nhân vật như vậy giờ học sẽ sôi động hơn và HS phát huy khả năng nhận định và lựa chọn.

3.4. Dạy thực nghiệm 3.4.1. Mô tả thực nghiệm 3.4.1. Mô tả thực nghiệm

Để đề xuất thiết kế thể nghiệm ban đầu của chúng tôi khả thi, và có thể ứng dụng được, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm.

Cụm bài được thực nghiệm là bài 22 gồm: Văn bản Buổi học cuối cùng; Tiếng Việt

Nhân hóa;Làm văn Phương pháp tả người.

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THCS Quản Cơ Thành, huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang. Khối 6 cả trường có 8 lớp tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm trên 3 lớp (6A6, 6A7, 6A8). Quá trình thực nghiệm diễn ra đúng với phân phối chương trình đó là tuần 23 bài 22, thực nghiệm 1 tuần, thời gian từ 18/01/2010 đến 23/01/2010 sau khi đã hoàn thành cụm bài cả 3 lớp đều có tiết kiểm tra 45 phút.

Với đề xuất thể nghiệm ban đầu, quan điểm tích hợp được thể hiện rõ nhất qua cách đặt câu hỏi, dẫn dắt HS cố tạo ra mối liên hệ giữa ba phân môn trong một cụm bài, cũng như trong từng phân môn. Hy vọng trong quá trình thực nghiệm HS có thể từ các câu hỏi, cách triển khai của chúng tôi HS có thể nắm được bài, nhận ra rằng kiến thức giữa ba phân môn được xếp học chung một tuần là có sự gắn bó liên kết lẫn nhau.

3.4.2. Nhận xét sau thực nghiệm

Áp dụng quan điểm tích hợp trong dạy học, bước đầu theo quan sát của chúng tôi HS bất ngờ trước các câu hỏi mà GV đặt ra. Không có gì mới, cái mới ở đây chính là cách triển khai bài học, cách đặt câu hỏi có sự gắn kết ba phân môn với nhau. Chính vì điều này, buộc HS phải động não và đầu tư hơn vào bài học. Mỗi câu hỏi, mỗi bước dạy của GV, HS phải dõi theo để tư duy và trả lời.

Ví dụ: Giờ học văn bản văn học theo thông thường GV sẽ hỏi HS “Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào”. Câu hỏi như thế HS sẽ dễ dàng nhận ra. Bây giờ chúng tôi kết hợp giữa giải nghĩa từ (của Phân môn Tiếng Việt) với việc trả lời câu hỏi (của phân môn Văn).

Từ “thất trận” có nghĩa là gì?

Thất trận: Thua trận (thất: mất, tổn thất)

Tìm minh chứng cụ thể trong văn bản thể hiện nghĩa của từ thất trận?

Mục đích vừa kết hợp giải thích từ khó, vừa hiểu nghĩa của từ, vừa biết tại sao từ ngữ này có mặt trong văn bản văn học này để làm gì. Để từ đó HS biết được câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào.

Ví dụ: Cho HS giải thích nghĩa của từ tái nhợt ?

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)