Quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 101 - 105)

- Tái nhợt là tái mét, da nhợt nhạt, bệch ra.

quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn

Phụ lục cho đề tài “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 THCS” THCS”

********* Quý Thầy (Cô) thân mến!

Việc khảo sát, tìm hiểu thực tiễn thực hiện quan điểm tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn của GV trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn là rất cần thiết, góp phần tìm ra những giải pháp tốt hơn để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn hiện nay.

Xin quý Thầy (Cô) vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây. Câu trả lời của quý Thầy (Cô) là nguồn tư liệu quý giá cho công tác nghiên cứu của chúng tôi.

Xin chân thành cảm ơn !

Thầy (Cô) trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô mình chọn.

Câu 1. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân Thầy (Cô ) đã thực hiện tích hợp giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn ở mức độ nào?

Nhiều  Khá Ít Không

Câu 2. Trong giờ Văn, Thầy (Cô) thể hiện sự tích hợp với kiến thức Tiếng Việt như thế nào ?

Nhiều  Khá Ít Không

Câu 3. Trong giờ dạy Tiếng Việt, Thầy (Cô) có vận dụng văn bản đọc – hiểu của giờ Văn để làm ngữ liệu cho giờ dạy của mình không ?

 Có  Không

Câu 4. Trong giờ Làm văn, Thầy (Cô) thể hiện sự tích hợp với kiến thức Văn và Tiếng Việt như thế nào ?

Nhiều  Khá Ít Không

Câu 5. Dạy học văn theo quan điểm tích hợp có thuận lợi cho Thầy (Cô) trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không ?

 Nhiều  Khá  Ít  Không

Câu 6. Dạy học văn theo quan điểm tích hợp có gây khó khăn cho Thầy (Cô) trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không ?

 Nhiều  Khá  Ít  Không

Câu 7. Theo Thầy (Cô), cách truyền đạt kiến thức đến HS theo quan điểm tích hợp như hiện nay có góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn không ?

 Nhiều  Khá  Ít  Không

Câu 8 . Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ với các môn học

khác có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?

 Có  Không

Câu 9. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ nội dung tác phẩm với đời sống xã hội có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?

 Có  Không

Câu 10. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ giữa kiến thức chính khóa với kiến thức ngoại khóa có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?

 Có  Không

Câu 11. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài học có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?

 Có  Không

Câu 12. Để thể hiện tốt quan điểm tích hợp trong giờ dạy phân môn Tiếng Việt, theo Thầy (Cô), những giải pháp nào dưới đây có hiệu quả ?

a. Khai thác triệt để văn bản đọc – hiểu trong cùng cụm bài

b. Không nhất thiết khai thác văn bản đọc – hiểu trong cùng cụm bài mà có thể linh hoạt khai thác văn bản đọc – hiểu đã học trước đó hoặc sẽ học sau đó (cùng sách NV 6)

c. Lấy một văn bản bất kì mà giáo viên cho là phù hợp

d. Ngoài ra, theo Thầy (Cô), nên đề xuất thêm những giải pháp khác

Câu 13. Phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp có khác so với phương pháp giảng dạy thông thường không ?

 Có  Không

Câu 14. Những khó khăn về phương pháp dạy học mà Thầy (Cô) gặp phải khi sử dụng SGK Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp trong giảng dạy?

... ...

Xin chân thành cảm ơn sự trao đổi và góp ý của quý Thầy (Cô), chúc các Thầy (Cô) sức khỏe và thành công!

Phụ lục số 4

Kết quả khảo sát giáo viên về việc thực hiện giảng dạy theo

:

quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6

Phụ lục cho đề tài “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 THCS” THCS”

*********

Câu 1. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân Thầy (Cô ) đã thực hiện tích hợp giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn ở mức độ nào?

Nhiều: 64 = 36 % Khá: 102 = 57,3 % Ít: 12 = 6,7 % Không: 0 %

Câu 2. Trong giờ Văn, Thầy (Cô) thể hiện sự tích hợp với kiến thức Tiếng Việt như thế nào ?

Nhiều: 40 = 22,5 % Khá: 116 = 65,2 % Ít: 20 = 11,2 % Không: 2 = 1,1 %

Câu 3. Trong giờ dạy Tiếng Việt, Thầy (Cô) có vận dụng văn bản đọc – hiểu của giờ Văn để làm ngữ liệu cho giờ dạy của mình không ?

Có: 170 = 95,5 % Không: 8 = 4,5 %

Câu 4. Trong giờ Làm văn, Thầy (Cô) thể hiện sự tích hợp với kiến thức Văn và Tiếng Việt như thế nào ?

Nhiều: 66 = 37,1 % Khá: 104 = 58,4 % Ít: 8 = 4,5 % Không: 0 %

Câu 5. Dạy học văn theo quan điểm tích hợp có thuận lợi cho Thầy (Cô) trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không ?

Nhiều: 98 = 55,1 % Khá: 68 = 38,2 % Ít: 12 = 6,7 % Không: 0 %

Câu 6. Dạy học văn theo quan điểm tích hợp có gây khó khăn cho Thầy (Cô) trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không ?

Nhiều: 8 = 4,5 % Khá: 38 = 21,3 % Ít: 66 = 37,1 % Không: 66 = 37,1 %

Câu 7. Theo Thầy (Cô), cách truyền đạt kiến thức đến HS theo quan điểm tích hợp như hiện nay có góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn không ?

Nhiều: 84 = 47,2 % Khá: 72 = 40,5 % Ít: 18 = 10,1 % Không: 4 = 2,2 %

Câu 8 . Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ với các môn học

kháccó được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ? Có: 168 = 94,4 % Không: 10 = 5,6 %

Câu 9. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ nội dung tác phẩm với đời sống xã hội có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?

Có: 156 = 87,6 % Không: 22 = 12,4 %

Câu 10. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ giữa kiến thức chính khóa với kiến thức ngoại khóa có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?

Có: 152 = 53,4 % Không: 26 = 14,6 %

Câu 11. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài học có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?

Có: 124 = 69,7 % Không: 54 = 30,3 %

Câu 12. Để thể hiện tốt quan điểm tích hợp trong giờ dạy phân môn Tiếng Việt, theo Thầy (Cô), những giải pháp nào dưới đây có hiệu quả ?

a: 62 = 34,8 % b: 88 = 49,5 % c: 28 = 15,7 % d: 0 %

Câu 13. Phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp có khác so với phương pháp giảng dạy thông thường không ?

Có: 156 = 87,6 % Không: 22 = 12,4 %

Câu 14. Những khó khăn về phương pháp dạy học mà Thầy (Cô) gặp phải khi sử dụng SGK Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp trong giảng dạy?

Có rất nhiều ý kiến khác nhau, có cả những GV không trả lời phần này. Dưới đây là một câu trả lời điển hình:

Cái khó là một số văn bản, Tiếng Việt, Làm văn chưa thể hiện sự tích hợp, GV phải cố gắng tìm tòi để tạo ra sự kết hợp đó.

Xin chân thành cảm ơn sự trao đổi và góp ý của quý Thầy (Cô), chúc các Thầy (Cô) sức khỏe và thành công!

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 101 - 105)