Mức độ am hiểu của giáo viên về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 39 - 42)

Chương 2: TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 2.1 Ch ất lượng tích hợp trong SGK Ngữ văn

2.2.1. Mức độ am hiểu của giáo viên về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn

Khảo sát mức độ am hiểu của GV về cách thể hiện quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 và ý kiến của GV về việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học, 28 câu trắc nghiệm (Xem phụ lục) trong phiếu thăm dò ý kiến của GV xoay quanh hai vấn đề chính:

- Thứ nhất: Nhận xét của GV về quan điểm tích hợp được thể hiện trong SGK Ngữ văn 6.

- Thứ hai: Tự nhận xét của GV về việc thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6.

Qua quá trình dạy học, GV chỉ ra trong SGK Ngữ văn 6 đã thể hiện quan điểm tích hợp rõ và chưa rõ ở những cụm bài nào, điều tâm đắc của GV về SGK Ngữ văn 6, những điều khó khăn khi phải dạy học theo quan điểm tích hợp.

Bảng 2.1: Ý kiến của GV về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 (Phụ lục số 1)

Số câu hỏi Nội dung

1 Thời gian GV được tập huấn triển khai quan điểm tích hợp

2, 7, 9 Mức độ phù hợp khi tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn

3, 4, 5, 6, Mức độ thể hiện sự tích hợp giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn

8, 10 Quan điểm tích hợp và chất lượng dạy học 11, 12 (Câu hỏi

mở) Sự thể hiện quan điểm tích hợp: rõ và chưa rõ 13 Giải quyết tình huống

14 (Câu hỏi mở) Điều tâm đắc về SGK Ngữ văn 6

Bảng 2.2: Ý kiến của GV về việc thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp (Phụ lục số 3)

Số câu hỏi Nội dung

1 Ý thức thể hiện sự tích hợp trong dạy học

2, 3, 4, Mức độ thể hiện sự tích hợp giữa ba phân môn trong dạy học của từng phân môn

5, 6 Những thuận lợi và khó khăn khi truyền đạt kiến thức cho HS 7 Cung cấp kiến thức theo quan điểm tích hợp có liên quan đến

nâng cao chất lượng dạy học văn

8, 9, 10 Tích hợp Ngữ văn và việc liên hệ với thực tế 11 Tích hợp Ngữ văn và sử dụng đồ dùng dạy học

12 Giải pháp để thực hiện tốt quan điểm tích hợp trong dạy học 13 Đối chiếu phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp với

phương pháp dạy học thông thường 14 (Câu hỏi

b. Tiến trình khảo sát

Vì điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trong một phạm vi hết sức giới hạn, đó là 178 GV Ngữ văn THCS của 14 trường trong tỉnh An Giang. Chúng tôi tiến hành phát phiếu và thu lại phiếu khảo sát từ tháng 10/2009 đến 12/2009. Quá trình khảo sát tiến hành như sau:

c. Kết quả khảo sát (Xem phụ lục số 2 và 4)

Bảng 2.1 và 2.2 cho thấy, nhìn chung nhận thức của GV về sự am hiểu cũng như cách thể hiện quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 trong dạy học là khá cao.

Ý kiến của GV về quan điểm tích hợp được trình bày trong SGK Ngữ văn 6:

Có đến 96,6 % đồng tình với việc tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn, trong khi đó số lượng GV không và ít được tập huấn về quan điểm tích hợp chiếm tổng cộng là 47,2 %. Mức độ tích hợp giữa ba phân môn với nhau có 67,8 % GV đã khẳng định. Nhận xét việc tích hợp giữa văn bản đọc – hiểu với hai phân môn còn lại chiếm 66,3 %. Phân môn Tiếng Việt đã tích hợp với hai phân môn còn lại chiếm 52,9 %. Tương tự, trong giờ Làm văn đã tích hợp với Văn bản đọc – hiểu và Tiếng Việt khá cao 61,8 %. Đặc biệt, có đến 95,5 % cho rằng việc tích hợp ba phân môn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Có 89,9 % nhận xét là nên tiếp tục biên soạn SGK Ngữ văn theo quan điểm tích hợp. Nhưng cũng có 22,5 % không xác định được sự tích hợp ba phân môn rõ nhất là ở cụm bài nào, và 37,1 % đã trả lời sai đối với những cụm bài chưa tích hợp rõ trong SGK.

Người nghiên cứu trao đổi trực tiếp với tổ trưởng bộ môn về các câu hỏi trong phiếu khảo sát

Tổ trưởng bộ môn truyền đạt cho GV và tiến hành phát phiếu khảo sát

Thu lại phiếu khảo sát đúng thời gian đã hẹn

Kết quả thu được có phần mâu thuẫn, nhưng chỉ số 22,5 % và 37,1 % là xác với thực tế về việc GV chưa xác định đúng được cụm bài nào trong SGK đã tích hợp rõ và chưa rõ.

Tự bản thân mỗi GV nhận xét về việc thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp: Hầu hết GV cho rằng, đã thể hiện quan điểm tích hợp trong giờ dạy của mình. Cụ thể như: Trong giờ dạy văn bản đọc – hiểu đã tích hợp với hai phân môn còn lại khá cao 65,2 %, trong giờ dạy Tiếng Việt đã sử dụng ngữ liệu từ văn bản cùng cụm bài là 95,5 %, chỉ còn lại 4,5 % không sử dụng, nhưng cũng có đến 21,3 % cho rằng việc dạy học theo quan điểm tích hợp gây khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho HS.

Có 14,6 % phủ định việc tích hợp giữa kiến thức chính khóa với kiến thức ngoại khóa trong giờ dạy Văn. Trong giờ dạy Tiếng Việt để thực hiện tốt quan điểm tích hợp thì có 34,8 % cho là nên khai thác triệt để văn bản đọc – hiểu trong cùng cụm bài, có 49,5 % khẳng định không nhất thiết phải khai thác trong cùng cụm bài, có 15,7 % quan niệm nên chọn bất kì một văn bản nào khác. Đặc biệt có 87,6 % cho là phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp khác so với phương pháp dạy học thông thường. Có đến 95,5% khẳng định giờ Tiếng Việt phải sử dụng ngữ liệu cùng cụm bài, trong khi đó có 49,5 % cho là không nhất thiết khai thác văn bản đọc – hiểu trong cùng cụm bài.

Về mặt am hiểu cũng như nhận xét về việc thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6, phần lớn GV chưa nắm rõ bản chất về tích hợp, nhưng đa số câu trả lời đều thể hiện sự tự tin và hiểu biết về tích hợp. Kết quả trả lời đã lộ rõ mâu thuẫn nội tại:

- Có 5,6 % GV không được tập huấn về quan điểm tích hợp, nhưng lại cho rằng việc tích hợp ba phân môn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tích hợp ba phân môn thành môn Ngữ văn là hợp lí…

- Có 58,4 % GV khẳng định SGK Ngữ văn 6 đã tạo điều kiện cho GV thực hiện tích hợp. Trong khi đó có 22,5 % GV không xác định được sự tích hợp ba phân môn rõ nhất là ở cụm bài nào và có 37,1 % đã trả lời sai đối với những cụm bài chưa tích hợp rõ trong SGK.

- GV chưa nắm rõ về quan điểm tích hợp nhưng có đến 67,8 % khẳng định mức độ tích hợp giữa các phân môn là rất cao. Đây là mâu thuẫn được thể hiện khá rõ, theo thống kê của chúng tôi có 17/34 chiếm 50 % số bài trong SGK Ngữ văn 6 chưa thể hiện theo đúng quan điểm tích hợp.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)