Tích hợp kiến thức kĩ năng ở vòng 1 (6,7) với vòng 2 (8, 9)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 49 - 52)

Chương 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG D ẠY HỌC NGỮ VĂN

3.1.2.1. Tích hợp kiến thức kĩ năng ở vòng 1 (6,7) với vòng 2 (8, 9)

Lấy kiến thức đã học ở lớp dưới, hoặc đã học trước đó để vận dụng cho bài học mới, kiến thức này phải đảm bảo là nền tảng là sức bật để học cái mới. Nó không đơn giản là sự nhắc lại cho HS nhớ mình đã học nó rồi, mà ở đây, phải có sự vận dụng kiến thức cũ đúng nơi, đúng lúc. Nó phải là cầu nối để học kiến thức mới. Phải cho HS thấy được muốn nắm kiến thức mới phải bắt đầu từ kiến thức cũ đã học.

Cách tích hợp này cũng phù hợp với định hướng biên soạn SGK hiện nay là theo cấu trúc đồng tâm kiểu vòng tròn trôn ốc. SGK THCS biên soạn theo hai vòng ở hai khối lớp 6 và 7 là vòng 1, lớp 8, 9 là vòng 2.

Ví dụ: Khi dạy chương trình lớp 8 là ở vòng 2 hai nên ta có thể tích hợp kiến thức với vòng 1 ở lớp 6, và 7 thậm chí ở cả tiểu học. Để thực hiện được định hướng tích hợp này người GV giảng dạy phải nắm chắc nội dung toàn bộ chương trình của bậc THCS, thậm chí là chương trình của bậc tiểu học. Thực hiện theo định hướng tích hợp này, người GV sẽ tự phải nâng cao kiến thức của mình ở mọi cấp học. Điều này sẽ tránh được tình trạng GV giảng dạy ở khối lớp nào thì chỉ biết chương trình của khối lớp mình đang dạy, đôi khi còn gặp rất nhiều khó khăn hoặc GV lờ đi mà chỉ đi thẳng vào nội dung bài mới. Định hướng tích hợp này, đòi hỏi người GV phải có khả năng đánh giá vấn đề, xem xét cụ thể từng mảng kiến thức khả năng tích hợp tới đâu, nội dung nào cần tích hợp. Có thể xem xét để thực hiện tích hợp trong phần củng cố, hệ thống hóa kiến thức, hoặc dùng làm cầu nối để học kiến thức mới.

Ví dụ: Học văn bài Ôn dịch, thuốc lá ở lớp 8, SGK không nêu khái niệm văn bản nhật dụng, vì khái niệm này đã được trình bày ở lớp 6. Vì vậy, phải củng cố lại để HS có cơ sở hình dung văn bản nhật dụng là gì, đồng thời lấy lại kiến thức nền tảng để có thể học tiếp bài mới.

Tính chất nội dung văn

bản

1.Cây cầu chứng kiến bao cuộc chiến tranh và sự đổi thay của đất nước.

2. Phải biết chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

3. Tự hào về “đệ nhất kì quan” động.

Văn bản nhật dụng

Tên văn bản

1. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

3. Động Phong Nha GV yêu cầu HS điền tên văn bản tương ứng với nội dung mà nó biểu đạt.

Hỏi: Văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề bức thiết, gần gũi trong cuộc sống. Văn bản Thuốc lá, ôn dịch có thể thuộc nhóm văn bản nào?

GV Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng?

(Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy…Văn bản nhật dụng có tất cả thể loại cũng như các kiểu văn bản.)

Ví dụ: Bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự (Ngữ văn 6, tập I), GV phải tích hợp với kiến thức mà HS đã được học ở tiểu học, sau đó mới tiến hành đi vào xác định ngôi kể ở hai ví dụ SGK.

Hỏi: Bằng kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy cho biết ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào? Cho ví dụ?

HS đã hình dung kiến thức cũ, và nhớ nó một cách chắc chắn để có thể đi vào tìm hiểu kiến thức mới.

Ví dụ khi học bài Câu ghép ở lớp 8, GV phải tích hợp chặt chẽ với kiến thức về phân môn Tiếng Việt đã học ở tiểu học khái niệm câu đơn, kiến thức ở lớp 6 về Các thành phần chính của câu, kiến thức ở lớp 7 về Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. HS có nhớ lại các kiến thức này thì mới dễ dàng đi vào phân tích câu và cuối cùng mới có thể hình thành khái niệm về câu ghép.

GV hướng dẫn HS làm bài tập ở mục I, SGK (tr.111,112) để hình thành khái niệm về câu ghép. GV phải gợi ý HS vận dụng kiến thức về thành phần chính của câu đã học ở lớp 6, về cách tìm chủ ngữ, vị ngữ để tìm các cụm chủ vị (C – V) và phân tích các câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.

Hỏi: Thế nào là thành phần chính của câu?

(Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn)

Hỏi: Chủ ngữ là gì? Cách tìm chủ ngữ?

( Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?)

Hỏi: Vị ngữ là gì? Cách tìm vị ngữ?

( Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào?)

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

C: Mẹ tôi

V: Âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ về định nghĩa câu đơn (Là câu chỉ có một cụm C – V ), sau đó kết luận câu trên là câu đơn.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

GV tiếp tục yêu cầu HS vận dụng kiến thức về việc dùng cụm C- V để mở rộng câu (đã học ở lớp 7) khi phân tích cấu tạo của vị ngữ ở câu trên.

Đó là cụm động từ mà trung tâm là động từ quên được bổ nghĩa bằng phụ ngữ là hai cụm C- V có quan hệ s o sánh: “những cảm giác trong sá ng ấy nẩy nở trong lòng tôi” và “mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

GV kết luận câu này có ba cụm C- V: Cụm C- V thứ 1

C: Tôi

:

V: Quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng

C: Những cảm giác trong sáng ấy V: Nảy nở trong lòng tôi

Cụm C- V thứ 3 C: Mấy cánh hoa tươi

:

V: Mỉm cười giữa bầu trời quang đãng

GV yêu cầu HS nhận xét về cấu tạo của câu này. Cuối cùng kết luận: Đây là câu mà thành phần vị ngữ của nó chứa nhiều cụm C- V, tức là câu có nhiều cụm C- V nhỏ nằm trong cụm C- V lớn.

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

GV yêu cầu HS tìm các cụm C- V: Cụm C- V thứ 1

C: Cảnh vật chung quanh tôi :

V: Đều thay đổi Cụm C- V thứ 2 C: Lòng tôi

:

V: Đang có sự thay đổi lớn Cụm C- V thứ 3

C: Tôi

:

V: Đi học

GV có thể giới thiệu phân tích câu này theo cấu trúc khác đó là câu có hai vế câu và một thành phần phụ chú là cụm C- V (hôm nay tôi đi học)

GV yêu câu HS nhận xét về mối quan hệ giữa ba cụm C - V của câu này để làm sáng tỏ đặc điểm đó là chúng không bao chứa nhau, đối chiếu với câu nhiều cụm C- V nhỏ nằm trong cụm C- V lớn.

Cuối cùng GV cho HS kết luận về đặc điểm của câu ghép là câu có hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau

Đây là cả quá trình hình thành khái niệm câu ghép, GV có sự tích hợp chặt chẽ với những kiến thức đã học, áp dụng một cách cần thiết và đúng lúc để gợi nhớ cho HS, đồng thời là nền tảng để đi vào tiếp thu kiến thức mới trên cơ sở cần phải có kiến thức cũ.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)