Con người trong tương quan với Chúa và Phật

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 57 - 58)

III. MỘT VÀI NHẬN ÐỊNH NỐI KẾT

5.Con người trong tương quan với Chúa và Phật

Chính vì tin nên người Kitô hữu luôn đặt mình trước mặt Thiên Chúa, phó thác đời mình vào trong tay Chúa an bài. Như Abraham xưa: nhận Thiên Chúa làm hướng đạo, Thiên ý làm lộ trình. Thiên Chúa của người Kitô hữu không phải là một Ðấng xa lạ, vô danh, vô cảm, nhưng là một ai đó thật gần gũi, chan chứa yêu thương với con người. Vì thế, người Kitô hữu có thể hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả để theo Ngài, thậm chí có thể thí mạng sống để làm chứng cho tình yêu Ngài.

Ðối với người Kitô hữu, mối tương quan giữa họ với Chúa thật là gần gũi, yêu thương, một tương quan ngôi vị trong tình yêu. Thiên Chúa của người Kitô hữu không chỉ là một Ðấng vô hình, thiêng liêng cao cả, quyền năng không thể đạt thấu. Trái lại, Ngài còn là một ngôi vị, một ai đó rất gần gũi thân thương, có thể đồng hành, cảm thông và chia sẻ mọi nỗi buồn vui cuộc sống. Con người có thể đến với Ngài như một tội nhân cần được tha thứ, một người con trong tình thương yêu trừu mến của cha (Rm 8,14-15; Lc 15,11-32), như một người bạn đồng hành (Ga 15,14-15, như một người tình đối với người yêu (Ep 5, 21- 33), hay như tình nghĩa thầy trò (Ga 14,35). Nhưng có lẽ, chỉ những ai có một niềm tin, cậy, mến sâu xa mới có thể cảm nhận được mối tương quan vừa gần gũi, thân thương, nhưng cũng rất cao sâu thánh thiện này. Chúng ta hãy nghe thánh Augustino tự thuật về tình yêu của ngài với Chúa: "Lay Chúa, khi con

yêu Ngài, con yêu gì đây? Hẳn không phải là một tấm thân kiều diễm hay một ánh sáng dịu êm, cũng không phải là một làn hương hay một tảng mật ngọt. Nơi Ngài tỏa chiếu một luồng sáng mà chẳng không gian nào chứa nổi; nơi Ngài vang lên khúc nhạc mà chẳng thời gian nào chấm dứt; nơi Ngài lan tỏa hương thơm mà không ngọn gió nào phân tán được. Ðó là cái con yêu, mỗi khi con yêu Ngài, lay Thiên Chúa của con" (thánh Augustino, Confessio X).

Vâng, Thiên Chúa nhập thể làm người là để sống giữa mọi người, chia sẻ tất cả mọi khổ đau, cùng cực của kiếp người, cùng cảm thông với nỗi thống khổ của con người. Bất cứ ai đến với Ngài đều được đón nhận và yêu thương cho đến cùng. Ðức Kitô chính là tình yêu được tặng ban cho nhân loại mà tột đỉnh của tình yêu ấy đã được thể hiện trọn vẹn trên cây thập giá. Qua thập giá, Ðức Kitô đã tự hiến mình, trao ban chính mình vì yêu thương nhân loại, một tình yêu "nhưng không" và cao quý nhất, không có tình yêu nào có thể so sánh được (x. Ga 15,13). Do đó, cuộc đời người Kitô hữu cũng là hiện tại hóa tình yêu của Ðức Kitô giữa trần gian, dám hy sinh thân mình để sống cho Chúa và phục vụ tha nhân.

Vì thế, trong cuộc lữ hành đức tin trần thế, người Kitô sẽ gặp nhiều thử thách gian truân, nhưng họ vẫn trung kiên vì cảm thấy mình được Thiên Chúa bảo vệ và yêu thương. Tình yêu ấy là một loạt trao đổi qua lại, nhưng lúc nào Thiên Chúa cũng đi bước trước con người. Thiên Chúa là tình yêu. Người yêu

thương ta trước khi ta biết đáp lời. Chính vì vậy, đời sống của người Kitô hữu về căn bản là bước theo Ðức Kitô (Sequela Christi), và sống theo gương Ngài để trở thành một Ðức Kitô khác (Alter Christus). Nói khác đi là: nên đồng hình đồng dạng với Ngài, trong Ngài, tất cả được hiệp nhất với nhau làm thành một thân mình mầu nhiệm, với nhiều bộ phận khác nhau : dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong một Thần Khí để trở nên một thân thể duy nhất (x. 1Cr 12,12-13 ; Rm 12,3-8).

Còn mối tương quan giữa người Phật tử với Ðức Phật, có lẽ không thân thiết như người Kitô hữu với Thiên Chúa. Người Phật tử tuy vẫn tôn kính, lễ bái Ðức Phật như là một vị Ðại lương y, hay như một Ðạo sư, người dẫn lối chỉ đường cho chúng sinh. Nhưng dẫu sao Ðức Phật cũng chỉ là một con người, chứ không phải là Thiên Chúa làm người, cũng không phải là Ðấng Tạo hóa. Vì thế, đối với người Phật tử, nhất là với Thiền tông. chỉ coi Ðức Phật như bao vị thánh nhân khác mà thôi. Ðặc biệt là với tinh thần phá chấp, người Phật tử có thể loại trừ tất cả, không bám trụ vào bất cứ tương quan nào, dù đó là tương quan với Phật. Ta hãy nghe lời Ðức Phật dặn dò Ananda trước lúc ly trần: "Này Ananda,

không nên tôn trng, đnh l, tán thán, quý mến Như Lai theo cách như vy. Bt c Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tc, Ưu bà di nào sng đúng vi chánh Pháp, t

mình ng x vi đo, có hành đng chân chánh, thì chính người đó, tôn trng, đnh l, tán thán, quý mến Như Lai mt cách tt đp nht".

Như vậy, xét cho cùng, địa vị của Ðức Phật trong trái tim của người Phật tử không quan trọng cho bằng việc sống theo chánh Pháp để lên đường cầu đạo giải thoát. Còn người Kitô hữu thì khác, được gặp gỡ Chúa hay kết hiệp với Ngài đó là điều cao quý nhất, là hạnh phúc Thiên đàng. Vì thế, họ có thể hy sinh cả đời sống và tính mạng mình cho Thiên Chúa, Ðấng mà họ tôn thờ, bằng một tình yêu bền vững.

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 57 - 58)