Con người trước "huyền nhiệm" khổ đau và sự dữ

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 48 - 51)

III. MỘT VÀI NHẬN ÐỊNH NỐI KẾT

1.Con người trước "huyền nhiệm" khổ đau và sự dữ

Trước hết, chúng ta thấy rằng, cả Phật giáo và Kitô giáo đều đặt con người đối diện trước huyền nhiệm khổ đau và sự dữ. Ðau khổ và sự dữ là một thực trạng trong cuộc sống con người, ai cũng có thể đụng chạm và đối đầu với nó, dù là người công chính hay kẻ tội nhân, dầu là bậc vua chúa hay lê dân đều không thoát khỏi những khổ đau, ray rứt khôn nguôi của kiếp người. Là người, ai cũng có thể cảm nhận những nỗi thống khổ, bi ai trong thân xác và tâm hồn, khiến họ phải cất tiếng than thân, trách phận hay oán trời ngay từ khi mới lọt lòng mẹ:

"Thảo nào khi mới chôn nhau

Ðã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra" (Nguyễn Gia Thiều).

Hay trong Kiều, Cụ Nguyễn Du cũng đã thốt lên:

"Ðã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa" (Truyện Kiều, câu 2450).

Ðôi khi thực tế cho thấy, càng sống hiền lành, ngay thẳng, càng là người công chính lại càng gặp phải những tai họa khổ đau bủa vây tứ phía, người Việt nam thường nói "ha vô đơn chí". Hoàn cảnh của ông Gióp là một bằng chứng.

Gióp là một con người công chính, hiền lành, kính sợ Thiên Chúa. Ông đã giữ mình không sai phạm một khuyết điểm hay lỗi lầm nào, ông đã dám thách thức cả Thiên Chúa có đem ông lên cân cũng chẳng tìm thấy ông có một tỳ vết gì (x, G 31; 11,5). Thế mà ông cứ gặp phải hết khổ đau này đến tai họa khác, gia đình tan nát, bệnh tật dày vò, bị người thân và bạn bè sỉ nhục, ngay cả vợ ông cũng không tiếc lời khinh bỉ, ông đã bị đẩy đến tận cùng của kiếp sống, khiến ông phải thốt lên: "Biến mt đi ngày tôi tượng thai trong bng m, biến mt đi ngày tôi ct tiếng khóc chào đi, biến mt đi đêm mà thiên h kháo rng "hài nhi là mt đa con trai" (G 3,3). Lời than này của Gióp trong cơn cùng khốn, cũng là lời của trăm

muôn thế hệ nối tiếp nhau, khi trực diện với bao nỗi đau khôn tả đang ngập oằn trên vai mình cũng như trên muôn muôn sinh kiếp[91].

Khi đối diện với khổ đau, Phật giáo không tránh né, nhưng tìm cách để hóa giải, nó. Hóa giải bằng cách nhận diện rõ nguyên nhân, nguồn gốc và bản chất của chúng, rồi dùng những pháp môn khác nhau để tận diệt chúng, thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa, chi phối của nó. Hóa giải chúng bằng cách tu tâm thiền định theo con đường Bát Chánh Ðạo. Vì thế, sứ mạng của Phật giáo là giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ phiền não, bằng cách tận diệt nguồn gốc của nó, và vạch ra con đường để cho bất cứ ai muốn, đều có thể chấm dứt sinh tử, tức là không còn khổ đau. Phật giáo xem luân hồi sinh tử, như là đối thủ của mỗi người, cần phải

hóa giải nó thì mới được giải thoát. Nhưng muốn được giải thoát thì phải can đảm hành trì tu tập theo Phật pháp thì mới có thể tận diệt được khổ đau luân hồi sinh tử, đạt đến giải thoát, Niết bàn thanh tịnh.

Ðứng trước sự dữ và khổ đau, Kitô giáo không phủ nhận, cũng không tìm cách diệt trừ hay chạy trốn, nhưng là đón nhận nó như là một huyền nhiệm, để rồi hóa giải và thăng hoa nó, bằng cách biến đau khổ thành niềm vui cứu độ. Ðức Kitô đã đón nhận tất cả mọi cực hình và tội lỗi của trần gian như là một hiến lễ dâng lên Chúa Cha để cứu độ toàn thể nhân loại. Người Kitô hữu tin rằng Con Thiên Chúa làm người, chịu chết và phục sinh là để cứu độ tất cả chúng sinh, nâng trần gian lên bậc thánh thiêng. Nhờ ơn cứu độ của Ðức Kitô, con người được khôi phục lại tình trạng công chính hóa thủa ban đầu, được giải thoát, tự do, an vui và hạnh phúc. Thật vậy, trong Ðức Kitô, mọi thực tại trần gian này đều là thánh, đều có giá trị cứu độ. Chính vì vậy mà thánh Augustino đã coi "tội" như là một "hồng phúc", "Ôi ! tội hồng phúc". Mặc dù đau khổ và tội lỗi tự nó không có ý nghĩa gì, nhưng với Kitô giáo, đau khổ và tội lỗi không còn là một cái gì xấu xa, ghê sợ, trái lại, nó còn có giá trị cứu độ cho con người. Vì Ðức Kitô đã chiến thắng khổ đau, tội lỗi và cả tử thần: "Hi t thn, đâu là chiến thng ca ngươi ? Hi t thn, đâu là nc đc ca ngươi? T thn có đc là vì ti li, mà ti li có mnh cũng ti có l lut. Nhưng tơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thng nh Ðc Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (1Cr 15,55-57).

Thế nên, với Kitô giáo, câu hỏi ở đây không còn là: tại sao lại có đau khổ và sự ác trên thế gian này? Nhưng là câu hỏi:"Phi chăng đau kh và s ác là tuyt đi hay chung tn? Phi chăng nhng khiếm toàn hay tiêu cc" có thể làm

ngưng trệ nhịp sống của dòng sinh? Phải chăng những cái chẳng ra chi có thể làm hoen đi sự khiết tịnh của nhịp sống hài hòa? Câu trả lời được tìm thấy trong Sadhana nơi Tagore viết: "Ðau kh vn dĩ là cm thc ca gii hn, nó không phi là cái bt biến ca đi chúng ta. Khác vi nim vui, đau kh không phi là cu cánh t thân. Trc din vi đau kh là nhn ra rng: Ðau kh không d phn trong cái thc hng ca to dng"[92].

Ðọc những vần thơ tuyệt tác của thi hào R. Tagore, chúng ta sẽ có cảm tưởng như thi nhân muốn đặt lại, đúng hơn là lật ngược quan niệm cổ truyền về đau khổ. Nếu Phật giáo Tiểu thừa cho rằng cuộc đời là Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã thì nhà thơ lại đón nhận nó, coi đau khổ như là bạn, và theo thi nhân thì

quyền được đau khổ cũng chính là cái quyền được làm người mà nếu bị đoạt mất hay tự ý chối từ đau khổ thì ta chưa làm người trọn vẹn. Vì, "không có ai

trên đi li mun mt hn đi cái quyn được kh đau, và quyn được đau kh

cũng chính là quyn mình được làm người" (Ibid, tr. 64).

Mặc dù khổ đau chỉ là "Cảm thức của giới hạn", "không phải là một cứu cánh tự thân", "đau khổ không dự phần trong cái thực hằng của tạo dựng". (Sadhana, tr.48). Nhưng nếu "không nếm đau khổ thì người chưa thật là người". Vì thế, lời cầu khẩn của Tagore không phải là xin che chở khỏi mọi điều nguy khốn, nhưng là được vững lòng khi trực diện với gian nan để vượt thắng được nỗi đau ấy: "Xin cho tôi được vng lòng khi trc din vi nguy nan. Tôi không xin cho nhng ni đau du li, tôi ch xin tim tôi vượt thng ni đau này. Xin cho tôi không là k nhát đm, ch xin nhn thy ân lc Người trong nhng gì mình thành tu, mà cm biết được bàn tay Người vn đt trên c nhng tht bi ca đi tôi" (Fruit-Gathering, LXXIX). Ðối với Tagore: "kh đau chính là gia sn thc s

ca hu th bt toàn". Do đó, "kh đau làm cho con người nên cao c và xng đáng đng bàn cùng thin ho", nhưng cũng là cái giá con người phải trả cho tất

cả những giá trị mà con người không nguôi khao khát kiếm tìm và ước mong đạt tới. Vì , "quyn lc, khôn ngoan và tình ái đu đòi chúng ta phi tr mt giá tương cân; rng kh tính và vô biên ca toàn thin, s khai m vô cùng ca nim vui. đu mc hình trong đau kh"[93]. Như vậy, cái nhìn của Tagore về đau khổ thật lạc quan và rất gần với Kitô giáo.

Tóm lại, cái nhìn của Phật giáo và Kitô giáo về đau khổ và sự dữ tuy khác nhau, nhưng rất gần với nhau. Ðau khổ và sự dữ tự nó là giới hạn, bất toàn. Nhưng cũng qua đau khổ mà giá trị con người được nâng cao và có giá trị, nhất là được sống đích thực là người. Ðau khổ và sự dữ không thể đè bẹp con người; trái lại con người có thể được cứu độ và giải thoát khỏi khổ đau và sự dữ.

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 48 - 51)