- Tâm Xả (Upekkhã): Là đức tính cuối cùng trong Tứ Vô Lượng Tâm, khó thực hành nhất nhưng cũng cần thiết nhất Theo sát nghĩa
9 năm 2000 vừa qua, chính là lúc thể hiện rõ nhất tính hiện sinh của ơn cứu độ và giải thoát trong các tôn giáo Chính các tôn giáo lớn, cụ thể là Phật giáo và Kitô
giải thoát trong các tôn giáo. Chính các tôn giáo lớn, cụ thể là Phật giáo và Kitô giáo đã là những người đầu tiên cùng chia sẻ những khổ đau, bất hạnh và lo âu với anh chị em mình để đem lại một tia hy vọng, một chút ánh sáng, niềm vui và sự sống cho đồng bào mình. Chính các thầy, các ma-xơ và ni-cô là những người tiên phong đi cứu trợ, trước cả những tổ chức xã hội, nhà nước. Nếu theo dõi báo chí, chúng ta sẽ thấy biết bao tấm lòng đồng thương, cộng khổ với đồng bào mình trong cơn nguy khốn. Những nghĩa cử cao đẹp ấy không chỉ xuất phát từ tinh thần nhân bản tự nhiên của con người, mà còn được thấm nhuần và bắt nguồn từ trong tình cảm và tâm thức sâu xa của niềm tin tôn giáo, bất kể là Phật, Lão, Khổng hay Kitô giáo. Chính trong nỗi khổ đau tột cùng ấy, nhà Chùa, nhà Chúa đã trở thành nơi trú ngụ của mọi người không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, giai cấp. đó chẳng phải là một sự giải thoát và cứu độ cho con người sao! mặc dù trước mắt, đây mới chỉ là giải thoát về phương diện đau khổ, nghèo đói vật chất, nhưng đó lại là sự cần thiết hơn bao giờ hết để đưa con người đến một cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no và hạnh phúc.
Thật vậy, với một nước nghèo và chậm phát triển như Việt Nam, một nước mà dân cư đại đa số thuộc về tầng lớp nông dân lao động nghèo, thì ước mơ giải thoát hiện sinh và thiết thực nhất của họ là làm sao cho cuộc đời bớt cơ cực lầm than, có đủ cơm ăn áo mặc và những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, sau đó mới dám mơ tưởng đến lý tưởng giải thoát cao siêu trong Niết bàn thanh tịnh, an lạc hay hạnh phúc Thiên đàng bất diệt.