Vai trò của Chúa Thánh Thần

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 61 - 63)

III. MỘT VÀI NHẬN ÐỊNH NỐI KẾT

7.Vai trò của Chúa Thánh Thần

Tại sao Kitô giáo không phủ nhận tội lỗi và sự dữ trong thân phận yếu đuối của con người, nhưng lại có cái nhìn rất lạc quan về con người và cuộc đời như vậy ? Tại vì con người đã được Thiên Chúa cứu độ và yêu thương, họ luôn đặt mình trong tương quan nghĩa thiết với Thiên Chúa. Ðặc biệt là họ luôn sống dưới tác động thánh hóa của Thần Khí. Ðối với Kitô hữu, Chúa Thánh Thần là hơi thở, là sức sống, là sức mạnh tình yêu, là năng lực thánh hóa, Ngài có khả năng biến đổi lòng người và làm cho mọi sự trở thành tươi mới.

Có lẽ, Kitô giáo nói nhiều về vai trò của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống con người, các tôn giáo khác ít đề cập tới. Kitô giáo xác quyết về vai trò của Chúa Thánh Thần trong Lịch sử cứu độ, Ngài hoạt động trong và ngoài Giáo hội,[100] nơi "tất cả các tâm hồn thiện chí" chứ không chỉ nơi Kitô hữu mà thôi.[101] "S hin hu và hot đng ca Thn Khí không phi ch liên quan ti các cá nhân mà còn liên quan đến xã hi, lch s, các dân tc, các văn hóa và các tôn giáo".[102] Thật vậy, "Tác đng ca Chúa Thánh Linh được thc hin mi thi, mi nơi và trong

mi người, theo chương trình cu đ ph quát, qua đó hot đng ca Chúa Thánh Linh được ni kết cht ch vi mu nhim Nhp th và Cu thế"[103].

Ðời sống Kitô hữu là gì? Thưa là đời sống có Thần Khí tác động và hướng dẫn. Thần Khí làm cho con người nên giống Thiên Chúa trong tư tưởng cũng như hành động, giống Thiên Chúa tức là được làm con Chúa và được gọi Thiên Chúa là Cha: Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải. Chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả, để chúng ta có thể kêu lên Abba, Cha ơi! (Rm 8,14-17). Người Kitô hữu luôn sống dưới tác động của Thần Khí, chính Thần Khí biến đổi và cải tạo thế giới ngày thêm hoàn thiện và tươi mới hơn. Thần Khí soi sáng, Thần Khí biến đổi, Thần Khí làm cho sống, và chỉ dạy họ bước theo nẻo chính đường ngay: "khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn

anh em tới sự thật vẹn toàn" (Ga 16,13), "anh em sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh thần khi Người ngự xuống trên anh em" (Cv 1,8). Chính Thần Khí

đặt người Kitô hữu vào trong tương quan với Chúa và anh em mình.

Người Phật tử không tin có Thần Khí, do đó cũng không tin vào sự thánh hóa, biến đổi của Ngài như người Kitô hữu. Nhưng xét cho cùng, có lẽ người Phật tử cũng tin rằng có một sức hoạt động hay tác động thiêng liêng nào đó mà họ không biết diễn tả là gì. Tôi trực giác được điều này khi đọc cuốn "Phật Sống Chúa Sống" - Living Buddha Living Christ - của Thiền sư Thích Nhất Hạnh[104]. Trong tác Phẩm này, Thiền sư nói rất nhiều đến sự hiện diện của Thần Khí (Holy Spirit) trong cuộc sống con người. Khi đọc tác phẩm này chúng ta sẽ thấy rằng Phật và Chúa rất gần nhau. Phật và Chúa đang sống, đang hiện diện đầy tràn trong mỗi cá nhân và trong vũ trụ vạn vật, trong từng hơi thở, từng cọng cỏ giọt sương, giọt nắng. nhờ Thần khí.

Sau đây, chúng ta hãy nghe vị Ðại Thiền Sư nói về Thần Khí : một nhà thờ hay một cộng đoàn nếu không đầy tràn Chúa Thánh Thần thì không thể sống động được. Một Sangha mà không tỏa lan được cái năng lực trí huệ thì không thể đáng tin cậy được[105]. Thiền sư cho rằng, con người đụng chạm vào sự thật và tiến đến gần Chúa qua Thần Khí thì bảo đảm hơn là qua cánh cửa của thần học : "I believe it is safer to approach God through the Holy Spirit than

through the door of theology. We can identify the Holy Spirit whenever it makes its presence felt. Whenever we see someone who is loving, compassionate, mindful, caring, and understanding, we know that the Holy Spirit is there"[106].

Cũng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Chúa Thánh Thần của Người Kitô hữu rất gần với "đức tin" (mindfuless) của người Phật tử, vì cả hai đều là tác nhân của việc chữa lành. Khi người Kitô hữu có Chúa Thánh Thần và Phật tử có đức tin, họ sẽ hiểu biết, yêu mến và cảm nhận một cách sâu xa hơn, nhờ đó họ có thể được chữa lành những vết thương trong tư tưởng:"To me, mindfuless is very

xác nhận, mọi người, kể cả Phật tử đều có "hạt giống" Chúa Thánh Thần nơi mình. Chúa Thánh Thần là khả năng biến đổi, chữa lành và yêu thương. Khi chúng ta đụng vào "hạt giống" này, chúng ta có thể đụng chạm tới Chúa Cha và Chúa Con: "I felt that all of us also have the seed of the Holy Spirit in us, the

capacity of healing, transforming, and loving. When we touch that seed, we are able to touch God the Father and God the Son"[108]. Với tác phẩm này, tôi có cảm tưởng

là mình không còn biết phân biệt đâu là Chúa đâu là Phật nữa.

Tóm lại, vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống con người thật quan trọng không thể thiếu được, ngay cả đối với người Phật tử cũng vậy. Dù Phật giáo không minh nhiên công nhận sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần như người Kitô hữu. Nhưng người Phật tử vẫn tin rằng : Trí huệ Bát nhã, Ánh sáng Chân lý, hay "hạt giống Lời" vẫn có đó và luôn tiềm ẩn trong lòng mỗi người. Ðiều này được minh chứng rõ ràng qua từng bước phát triển thăng trầm của Phật giáo Việt nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, càng ngày Phật Giáo càng thấm sâu vào tiềm thức của người dân Việt. Tư tưởng Phật giáo như những "hạt giống" không thể bị hủy hoại, luôn nằm sâu trong lòng đất tiềm thức của từng người. Dẫu cho giông tố cuộc đời vùi lấp, "hạt giống" ấy vẫn

không thể chết đi; khi thời cơ thuận tiện, "hạt giống" ấy lại nẩy mầm vươn mình lớn dậy, đơm hoa kết trái hòa cùng dân tộc viết lên nhưng trang sử oanh liệt, hào hùng và vẻ vang.

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 61 - 63)