Hòa giải với chính mình

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 36 - 37)

Tại sao Ta lại phải hòa giải với Mình? Vì trong bản thân ta thường xảy ra những cuộc xung đột mâu thuẫn, căng thẳng, những cuộc giằng co, ray rứt khôn nguôi, tự ta mâu thuẫn với mình. Giữa Ta và Mình luôn có một bức tường ngăn cách phân ly khiến ta không thể sống hòa điệu với mình, "giữa cái tôi lý tưởng và

cái tôi thực sự, luôn có một hố cách biệt khiến tôi có thể bực tức buồn phiền: tôi muốn là thế này nhưng thực sự tôi lại là thế khác, có khi ngược hẳn lại. Tôi là một kẻ khác đối với tôi, một kẻ xa lạ, một kẻ nghịch với chính mình, một kẻ đang chết. Tôi không chấp nhận chính tôi"[77]. Một vị đại thánh như Phaolô cũng phải thú nhận về sự xung đột, giằng co giữa con người Thần Khí và cái tôi xác thịt của mình như sau: Ðiều thiện tôi muốn tôi lại không làm; điều ác không muốn tôi lại cứ

làm" (Rm 7,15; x. Gl 5,16-17).

Chắc chắn, mỗi người chúng ta cũng không thoát khỏi những cuộc vật lộn khắc khoải giữa cái Tôi và cái Ta, giữa Thần Khí và xác thịt, giữa tinh thần và thân xác để thống nhất con người mình. Ðức Khổng Tử từng nói: "Ðánh thắng một vạn quân không bằng chiến thắng được chính mính". Do đó, ngài dạy, nếu mỗi người biết : "tu thân" và "tề gia", thì đương nhiên xã hội sẽ được thái bình: "thiên hạ bình". Còn theo Ðức Phật, muốn thực hiện cuộc hòa giải với

mình thì mỗi người cần phải thực hiện lý tưởng "vô ngã" hay "chân không hóa" chính mình, tức là trở về với Chân tâm, Phật tính nơi mình. Ðức Giêsu thì dạy môn đệ: "Ai muốn theo ta thì hãy bỏ mình, vác thập giá mỗi ngày mà theo" (Mt 16, 24). Vì : "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình

vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy" (Mt 16,25), hay "Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên" (Mt 23,12). Như vậy, muốn hòa giải

với mình thì mỗi người cần phải có tinh thần từ bỏ và khiêm tốn thật sự.

Hòa giải với chính mình, tức là giải phóng bản thân mình khỏi lòng ham muốn, ích kỷ, ghen ghét, mê lầm và nô lệ của chính bản thân mình. Ðiều đó cũng có nghĩa là hóa giải những mặc cảm tự tôn, tự ti trong mình, cả những mặc cảm về tội lỗi đang trói buộc, khiến ta sợ đối diện với mình và không dám ngẩng đầu vươn lên tới Chúa và anh em mình.

Mặc dù thân phận con người là bất toàn, mê lầm, yếu đuối và tội lỗi, ai bảo mình không có tội, thì người đó lại phạm thêm một tội nói dối (1 Ga 1,8-10). Nhưng không vì thế mà ta phải mặc cảm, tự ti, "Thiên Chúa là Ðấng trung thành

và công chính sẽ tha tội cho chúng ta" (1 Ga 1,9). Ðức Kitô đã đến trần gian cũng

vì mục đích ấy, Ngài đã lấy máu mình xóa sạch tội lỗi con người, nâng con người lên hàng "khanh tướng", để con người được làm con Chúa (x. 1Ga 3, 5-6). Ngay cả khi ta còn là thù địch, Thiên Chúa đã cho Con của Người phải chết để chúng ta được hòa giải với Người (Rm 5,10). Vì thế, "nếu Thiên Chúa đã chấp nhận ta,

thì không lẽ ta lại không chấp nhận mình? Nói cách khác: nếu Thiên Chúa đã hòa giải với ta, thì không lẽ ta lại chẳng hòa giải với chính mình?"[78].

Như vậy, hòa giải với chính mình cũng có nghĩa là chấp nhận chính mình, hay đón nhận sự thật về mình với tất cả chiều sâu hiện hữu của mình. Có đối diện với chính mình mới nhận ra con người thật của mình, từ đó mới có hoán cải, đổi đời và thăng hoa cuộc sống. Có chấp nhận mình mới vượt qua được mình để đi đến hòa giải với mình. Như lời kinh Bát Nhã Ba La Mật Ða thôi thúc: "Yết Ðế, Yết Ðế, Ba La Yết Ðế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà Ha" - Vượt qua, vượt qua, hãy vượt qua bờ bên kia, hãy giác ngộ đi. Xét cho cùng, hòa giải với chính mình tức là trở về với Sự Thật, sống trong Sự Thật, trong Chúa, trong cái Thấy Biết thường hằng bất biến nơi mình.

Một khi đã thống nhất con người mình, đã hòa giải với mình và tìm được sự hòa điệu trong cuộc sống thì ta cũng dễ dàng đi tới một cuộc hòa giải với tha nhân và vũ trụ.

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 36 - 37)