III. MỘT VÀI NHẬN ÐỊNH NỐI KẾT
6. Cám dỗ và thân phận ngườ
Ðiều hiển nhiên là cả trong Phật giáo lẫn Kitô giáo đều công nhận có sự cám dỗ của ma vương hay quỷ thần, dầu hình thức cám dỗ có thể khác nhau. Chính Ðức Phật đã bị ma vương cám dỗ khi ngồi dưới cội Bồ đề tĩnh tâm tìm đường giải thoát. Ðức Giêsu cũng bị ma quỷ cám dỗ Ngài từ bỏ con đường cứu độ, khi Ngài ăn chay cầu nguyện bốn mươi đêm ngày trong sa mạc. Cũng vậy, trong cuộc sống hằng ngày, không ai tránh khỏi những cơn cám dỗ gọi mời, ai lại
chẳng có lúc cảm thấy sự gới hạn, cô đơn muốn bỏ cuộc, buông xuôi tất cả, và không thiếu những lần ta đã bị ngã gục.
Vì tin tưởng tuyệt đối nơi tình yêu Thiên Chúa, nên dầu thân phận con người là cát bụi mong manh, có thể sa ngã, phạm tội bất cứ khi nào. Nhưng người Kitô hữu luôn luôn hy vọng, vì họ biết rằng có Thiên Chúa đồng hành, che chở, đỡ nâng. Ơn Chúa luôn bao phủ con người và Thần Khí có thể biến đổi họ thành tạo vật mới. Ngay cả những lúc họ từ chối hay bỏ quên Ngài thì Thiên Chúa vẫn hiện diện, vẫn có đó, vẫn ở với họ trong nơi sâu thẳm tâm hồn. Ðặc biệt là Ngài luôn luôn sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm, xóa sạch tội lỗi, nếu họ thật lòng thống hối ăn năn, thì dù: tội của họ có thắm như vải điều, có đỏ như son, Thiên Chúa vẫn có thể làm cho họ trở nên trắng như tuyết (x. Is 1,18). Chính vì vậy mà trong Kitô giáo có những bí tích để ban ơn và thánh hóa con người, để họ được hoàn toàn trong sạch trước mặt Thiên Chúa.
Ðây chính là điểm khác biệt giữa Phật giáo và Kitô giáo. Người Phật tử vì không tin vào sự trợ giúp của thần thánh mà tin vào chính sức lực và trí tuệ (bi, trí, dũng) của mình có thể vượt qua mọi yếu đuối mỏng dòn của thân phận người. Nhưng có lẽ, xét cho cùng, đâu phải lúc nào con người cũng có thể vượt qua tất cả mọi cám dỗ hay những yếu hèn của thân xác. Người Việt nam
thường nói: "lầm lạc là phận bạc con người". Những lúc lỡ bước sa chân, những khi cô đơn trống vắng, hay thử thách giằng co ray rứt, nao lòng như vậy, người Phật tử sẽ tìm sức mạnh và nghị lực ở đâu để vượt thắng?
Với một xã hội văn minh hưởng thụ và vật chất hóa như ngày hôm nay, con người càng dễ bị cám dỗ và ngã gục hơn bao giờ hết. "Không ai có thể làm tôi
hai chủ" (Mt 6,24), cái hấp lực của tiền tài, danh vọng, chức quyền mà Kinh
thánh gọi là "mamon", luôn làm mờ mắt những ai lụy phục nó. Không những thế, ngày hôm nay con người còn bị cám dỗ bởi "đủ món ăn chơi" khác. Cái "củ hành, củ tỏi" ngày nay nó ly kỳ, hấp dẫn và tinh vi hơn ngàn vạn lần cái cám dỗ của dân Israel xưa. Mọi thứ hoa thơm cỏ lạ luôn bày ra mời mọc trước mắt con người. Bất cứ chỗ nào và ở đâu, con người cũng có thể bị ngã quỵ. Nào là xe ôm, bia ôm, Karaokê ôm và hột vịt lộn cũng ôm. Rồi đến cắt tóc massage, thẩm mỹ viện massage, khách sạn massage, thể dục thẩm mỹ cũng massage. Gần đây báo chí còn đưa tin cho biết, các "con nghiện" ngày nay không thèm "hút" hay "chích" nữa mà dùng thuốc "lắc" mới đủ "đô". Một viên thuốc "lắc" như vậy có tác dụng "phê" tới ba, bốn tiếng đồng hồ. Chưa hết, các "quán nghệ sĩ", quán "gà đồng", quán "đồng quê", quán "sân vườn", ngay cả những bác "hai lúa" cũng đua nhau mở quán. Mặt khác, chẳng cần đi đâu xa, dù người ta có thu mình ẩn tu trong bốn bức tường đi nữa, cũng
hành tinh, cực nhanh, cực mạnh như điện thoại di động, E-mail và mạng
Internet chẳng hạn. Con người ngày nay không thể làm ngơ trước thời cuộc và khó có thể "miễn nhiễm" trước sự tấn công của những tên "vi rút" trong thân tâm mình, không nhiều thì ít.
Ai có thể dám tự hào cho mình đủ mạnh và đủ sức chiến thắng được cái tôi, cái ngã của mình để khỏi "sa chước cám dỗ"? Thánh Phaolô nói: "Ai tưởng
mình đứng vững, người đó hãy coi chừng" (1Cr 10,12). Nếu chỉ dựa vào Tự lực,
một lúc nào đó, ta không vượt qua, không chiến thắng được mình thì sao? Phải chăng đây là một bế tắc? Phải chăng chỉ những người mạnh, người hùng có đủ: Bi, Trí, Dũng mới đi được con đường giải thoát của Phật giáo, còn những người yếu, những người chưa có cơ may được học hỏi và đào sâu Phật Pháp thì không thể bước theo con đường này. Và như vậy, biết bao người bình dân ít học, nhưng người nghèo khổ, phải vật lộn giữa trăm ngàn cay đắng của đời thường thì sao? Phải chăng họ không được giải thoát ? Như vậy, phải chăng "giải thoát" là đạo của những người trí thức, những người hùng; còn "cứu độ" là đạo của những người tội lỗi, nghèo khổ bần cùng, khố rách áo ôm trong xã hội.
Thật ra, cám dỗ luôn có đó và thực tại con người là yếu đuối, mong manh, nhưng điều đó không quan trọng. Ðiều quan trọng là ơn cứu độ và thực tại giải thoát đã có sẵn đó rồi. Ðức Kitô đã thực hiện ơn cứu độ phổ quát cho trần gian, mọi người đều đã được cứu độ và giải thoát rồi. Do đó, cuối cùng tất cả mọi người đều được cứu độ và giải thoát. Nếu có khác nhau là khác ở mức độ được giải thoát mà thôi. Tức là, mỗi người sẽ được giải thoát, được cứu độ tùy theo căn cơ, hay bậc sống của mình.
Vì thế, mặc dù thân phận con người là yếu đuối mong manh, dễ vỡ như những bình sành (x. 2 Cr 4,7). Nhưng cả Phật giáo và Kitô giáo đều có cái nhìn rất tích cực về cuộc sống con người và thế giới, đặc biệt là Kitô giáo. Theo Kitô giáo tất cả vũ trụ tạo thành do Thiên Chúa dựng nên đều tốt đẹp, không có gì là xấu xa hay bị nguyền rủa. Nói khác đi, tất cả vũ trụ vạn vật đều nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đều được Thiên Chúa yêu thương. Trong ý định tạo thành đó, con người có một địa vị cao trọng: không thua kém thần linh là mấy (x. Tv 8). Con người là "chóp đỉnh" của tạo thành, là "trung tâm" của vũ trụ, con người làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, tất cả muôn loài muôn vật đều phục vụ con người, vì con người là"hình ảnh của Thiên
Chúa" (x. St 1,1-2,25).
Do đó, đối với Kitô giáo, tất cả mọi thực tại trần gian đều là thánh, không còn phân biệt sạch dơ, nếu có phân biệt là do óc nhị nguyên hạn hẹp của con người, còn trong ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, tất cả đều tốt đẹp, thánh thiêng. Ngay cả tội lỗi xấu xa cũng được xem như là một hồng phúc: "nơi đâu
lỗi và sự ác có đó là để Thiên Chúa tỏ lộ tình thương và quyền năng cứu độ của Người.
Con người được gọi là thánh không phải vì họ hoàn hảo theo nghĩa luân lý, nhưng là vì họ được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu thương, vì họ được thánh hiến dâng cho Thiên Chúa. Vì thế, cuộc đời Kitô hữu luôn nằm trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần, tác động, ban ơn, thánh hóa và biến đổi họ thành con người mới, con người thánh thiện và tự do. Do đó lịch sử cuộc đời Kitô hữu cũng là một lịch sử thánh, dầu trong bản chất họ vẫn là một thụ tạo mỏng dòn, yếu đuối và cả tội lỗi, nhưng trước mặt Thiên Chúa, họ là thánh, vì họ đã được Thiên Chúa cứu độ và yêu thương. Ðó chính là tính thánh thiêng và cũng là điều huyền nhiệm trong Kitô giáo mà chỉ nhờ đức tin con người mới cảm nhận được.
Cũng vậy, Ðại thừa Phật giáo tin rằng, mỗi người đều có Phật tánh ở trong mình. Phật tánh là siêu việt, là sự Thấy Biết thường hằng, bất biến, chìm sâu trong tâm lòng người. Chân lý ở trong tôi. Vì thế, Ðại thừa dám thấy rằng, ngay trong sắc thân yếu đuối, tội lỗi này vẫn tràn đầy Chân như, Phật tánh. Tức là tràn đầy sự hiện diện của Chúa, Phật. Chúa Kitô phục sinh luôn hiện diện trong mọi kiếp người. Chân như, Phật tánh, Chân tâm, Trí huệ Bát nhã luôn hằng hữu trong mọi chúng sinh.