Cứu Ðộ là "giải phóng"

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 41 - 43)

- Hòa giải với Thiên Chúa:

b.Cứu Ðộ là "giải phóng"

Theo nguyên ngữ La tinh, từ giải phóng: liberare, chỉ việc cứu vớt những người nô lệ và tù nhân khỏi cảnh giam cầm tù tội để hưởng một cuộc sống tự do. Nói khác đi, giải phóng là từ tình trạng bị áp bức bóc lột, con người chỗi dậy, phá đổ mọi xiềng xích trói buộc mình để tiến tới tự do. Trong ý nghĩa tôn giáo, giải phóng chính là cứu vớt nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi, ma quỷ và hỏa ngục. giúp con người tìm ra ánh sáng chân lý và hạnh phúc bất diệt[82].

Nhưng khi nói đến "giải phóng", người ta thường chỉ hiểu từ này theo nghĩa chính trị, nghĩa là đấu tranh, bạo lực, đảo chính hay làm cách mạng. Chính người Do thái khi xưa và các môn đệ Ðức Giêsu cũng muốn Ðức Giêsu thực hiện sứ mạng Messia của Ngài theo nghĩa trần tục như thế. Nhưng Ðức Giêsu đã vượt ra ngoài cái khung hạn hẹp của con người, Ngài đến thực hiện một cuộc giải phóng toàn diện cho con người, từ vật chất đến tâm linh. Ðưa con người từ nô lệ dến tự do, từ tội lỗi đến công chính hóa.

Nếu ngày xưa, Giavê Thiên Chúa là Ðấng giải phóng (Gôêl) dân Israel (Is 43,14; 46,6), thì ngày nay, Ðức Giêsu chính là Ðấng giải phóng con người. Thật vậy, khi đến trong trần gian, Ðức Giêsu đã phá đổ mọi hàng rào ngăn cách, mọi vách ngăn trong cuộc sống con người, để con người mở rộng tâm hồn hướng về Thiên Chúa, và sống một cuộc đời tự do đích thực. Ngài mời gọi: "Hãy đến với Ta

hỡi tất cả những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ bổ sức cho các con và tâm hồn các con sẽ được nghỉ ngơi bỗi dưỡng" (Mt 11,28).

Ðối với xã hội hôm nay, vấn đề cần được giải phóng trước tiên đó là giải thoát con người khỏi cảnh nô lệ áp bức, bất công, đặc biệt là nghèo đói. Thật là phi lý và đi ngược với Tin Mừng nếu nói về ơn cứu độ mà không quan tâm đến người nghèo, vì người nghèo là những người ưu tuyển, những người "con cưng" (anawin) của Thiên Chúa. Ðức Kitô là của người nghèo, thuộc về những người bệnh tật bần cùng trong xã hội. Chính những người nghèo đói khốn cùng đó "là

những người đầu tiên nhận được Tin mừng và là những người đầu tiên được hưởng nhờ sự can thiệp giải phóng của Thiên Chúa sự sống"[83].

Nhân loại hôm nay đang tiến tới một xã hội toàn cầu hóa. Nhưng là một toàn cầu hóa "có dung mạo của thế giới thứ ba"[84], với hơn 4/ 6,7 tỷ người đang sống dưới mức nghèo khổ. Như vậy, làm sao có thể nói đến cứu độ và giải thoát nếu không lau khô những giọt lệ đắng cay của hàng triệu triệu nạn nhân trên thế giới này? "Ai sẽ nghe tiếng kêu vang lên từ một trái đất bị thương, từ những người

đói, những bộ tộc bị loại trừ của trái đất này?"[85] nếu không phải là Giáo hội hay các tôn giáo lớn đang hiện diện trên hành tinh này. Ðức Giêsu đến trần gian là để đồng hành cùng với người nghèo, cảm thông và lắng nghe những tiếng kêu trầm

thống khổ của những người bị áp bức và bỏ rơi, Ngài đến để cứu độ họ và ban cho họ Tin Mừng giải phóng. Vì thế, tiếp nối sứ mạng của Người, Giáo hội cũng phải là Giáo hội của người nghèo, đồng hành cùng với người nghèo và ở giữa người đau khổ.

Song song với việc giải phóng cho người nghèo, đó là giải thoát con người khỏi cảnh nô lệ, áp bức, bất công. Văn hào Hy Lạp Kazantazaki nói: "Người ta

từ nô lệ mà đến và đi về tự do. Người ta sinh ra nô lệ và suốt đời chiến đấu để thành người tự do"[86]. Cảm nghiệm sự khốn cùng của cảnh nô lệ đó, Hồ Chủ Tịch đã

thốt lên:

"Trên đời trăm vạn điều cay đắng,

Cay đắng chi bằng mất tự do" (Nhật ký trong tù).

Mất tự do là mất tất cả. Không có tự do, con người không tìm được bình an và hạh phúc thật sự. Vì thế, cần phải chiến đấu, cần phải bảo vệ nhưng con người cùng khốn, bất hạnh, đáng thương; những nạn nhân của những cuộc chiến vô liêm sỉ để họ có cơ hội vươn lên, phá đổ mọi xiềng xích gông cùm, dành lại cuộc sống tự do. Vì đối với những người nô lệ, tự do là điều cao quý nhất: "Không có gì quý hơn dộc lập tự do".

Không phải chỉ những người nộ lệ, bị áp bức bất công mới khát vọng giải phóng mà tất cả mọi người đều cần được giải phóng. Bởi vì, cuộc sống con người bị biết bao thứ vây hãm, trói buộc không cho họ sống một cuộc đời tự do đích thực. Bị lề luật ràng buộc, áp lực xã hội đè nén, thành kiến chi phối, phong tục tập quán trói cột, ý thức hệ vây hãm, ngay cả những danh thơm tiếng tốt, hay những quan niệm lệch lạc về tội lỗi và sự thánh thiện cũng đè nặng trên tấm thân bé nhỏ của con người, khiến con người ngày càng bước đi với một dáng điệu lom khom:

"Gánh khổ mà đổ lên non,

Cong lưng mà chạy, khổ còn chạy theo".

Bất cứ sự lệ thuộc nào cũng đều hủy hoại tự do của con người, khiến con người không sống thực sự là mình. Vì thế, cứu độ hay giải phóng là gì nếu không phải là đạp đổ mọi bức tường ngăn cách, mọi lũy chắn hữu hình và vô hình luôn rình rập làm vong thân cuộc sống con người. Ngay cả sự nô lệ vào tư tưởng, ý thức hệ, thể chế chính trị, kinh tế hay tôn giáo cũng cần phải được giải phóng nếu nó hủy hoại tự do, bóp chết quyền sống của con người.

Ðức Giêsu là Ðấng giải phóng con người, Ngài đã đem đến cho con người một cuộc giải phóng toàn diện. Bằng chứng là, Ngài đã mạnh dạn đạp đổ những tập tục, truyền thống lỗi thời. Thắng thắn lên án bọn tư tế, biệt phái, pharisiêu giả hình. Ngài đã loại trừ mọi hình thức chính trị, kinh tế hay những mục đích mang tính thế tục ra khỏi tôn giáo để trả lại khuôn mặt tự do đích thật và những giá trị thiêng liêng của nó: "đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán, thành "sào huyệt của bọn cướp" (Ga 2,13-16; Mt 21,14). Ðức Kitô không sợ

bất cứ một thế lực nào, dù đó là thế lực tôn giáo hay chính trị. Ngài khẳng định với Philatô rằng: "Tôi đã sinh ra và đến thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai

đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi" (Ga 18,37). Vâng, Ðức Giêsu đã đến trần

gian giải phóng con người, để con người được sống tự do an vui và hạnh phúc. Ngài khẳng định: Tôi đến "đe loan Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. công bố cho kẻ bị

giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên chúa" (Lc 4,18-19).

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Hà, nhà văn trẻ đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề thật ấn tượng: "Cơ Hội Của Chúa", (Trang 41 - 43)