V. Kỹ thuật bảo quản một số loại nông sản thực phẩm
a. Bảo quản khoai lang tươ
Khoai lang tươi là một trong những loại củ khó bảo quản. Vì trong khoai có hàm lượng nước khá cao (>80%) cho nên các hoạt động sinh lý chuyển hoá mạnh, làm tiêu hao chất khô, vỏ khoai mỏng tác dụng bảo quản kém, khoai dễ bị hà, thối hỏng.
- Bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất
Hầm được đào ở nơi cao ráo, sạch sẽ, không có nước ngầm. Hầm đào theo kiểu lòng chum có nắp đạy kín và có rãnh thoát nước. Khoai thu hoạch về phải chọn củ tốt, không xây xát, không bị hà, ít dính đất. Khi vận chuyển vào kho phải thận trọng không bị xây xát, bị dập, bị nứt và vận chuyển vào những ngày khô lạnh. Thỉnh thoảng mở cửa hầm để thoát ẩm và giảm nhiệt độ, kiểm tra hầm có bị ẩm ướt và khoai có bị thối hỏng không để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bảo quản trong hầm bán lộ thiên
Chỗ đất đễ đào hầm cũng tìm chỗ cao ráo, không có mạch nước ngầm. Cách tiến hành tương tự như bảo quản bằng hầm đào sâu dưới đất. Tuy nhiên hầm chỉ đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp 1 tường đất quanh miệng hầm, có chứa 1 cửa để lên xuống, có nắp đạy kín và có mài che mưa.
- Bảo quản bằng cát khô
Cách làm tương tự như bảo quản bằng hầm. Tuy nhiên phương pháp bảo quản này không kín hoàn toàn.
Chọn những củ khoai còn nguyên vẹn, vỏ không bị xây xát. Xếp thành từng luống có chiều rộng 1,2 – 1,5 m, chiều dài tuỳ theo số lượng khoai nhiều hay ít. Khi xếp phải nhẹ nhàng tránh làm khoai bị xây xát. Xếp đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên, sau đó dùng cát khô phủ kín lên trên. Nếu bảo quản ngoài trời phải có mái che mưa nắng.