VI. Biện pháp diệt trừ vi sinh vật
1. Lớp côn trùng
- Họ vòi voi
+ Mọt gạo: Trong bảo quản lượng thực một gạo là loại phá hoại số 1. Mọt gạo phân bố rộng ở mọi điều kiện.
Dạng trưởng thành dài 3 – 4cm, màu nâu xám, đầu kéo dài thành vòi, vòi con cái dài hơn, hơi cong xuống, vòi con đực ngắn không cong lắm. Râu hình gối 8 đốt. Trên cánh cứng có 4 vòng tròn màu vàng nâu, có giả chết.
Nhiệt độ thích hợp từ 24 – 300C, độ ẩm thích hợp từ 90 -1000C, thuỷ phần hạt thích hợp là 15 – 20%.
- Họ mọt thò đuôi + Mọt gạo thò đuôi
Đối tượng gây hại là các loại gạo, kê, lạc, vừng, đậu, bông. Dạng trưởng thành dài 2 - 3,5 mm màu nâu đậm, râu hình chuỳ 11 đốt. Lúc đứng không bay có 2 đốt bụng thò ra.
- Họ mọt thóc
+ Mọt thóc lớn
Phá hoại trên các loại ngũ cốc, gạo, đậu đỗ, thuốc bắc chủ yếu phá phần phôi nên ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.
Dạng trưởng thành dài 6,5 – 10 mm (là một trong những côn trùng hại kho có kích thước lớn nhất), thân hình bầu dục, trên lưng có màu nâu đỏ. Râu hình chuỳ 11 đốt
- Họ mọt răng cưa + Mọt răng cưa
Gây hại chủ yếu trên lương thực, hạt giống, quả khô, lạc, bột và các loại hạt có dầu…nó thuộc loại phá hoại nghiêm trọng thời kỳ sau.
Dạng trưởng thành dài 2,5 – 3,5 mm, nhỏ và dẹt, màu nâu nhạt đến nâu thẫm. Đầu giống hình tam giác, râu hình chuỳ 11 đốt. Ngực trước có 3 đường chạy dọc. Mỗi bên mép ngực có 6 gai lồi trông rõ. Trên cánh có 10 đường chạy dọc.
- Họ bò chân dài + Mọt thóc đỏ
Phân bố rộng khắp miền bắc, phá hoại trên 100 loại nông sản phẩm khác nhau như thóc, gạo, ngô, bột mì, khoai, sắn, thuốc bắc tuy nhiên nhiều nhất là bột mì.
Mọt trưởng thành dài 3 – 4 mm, rộng 1,3 – 1,5 mm màu nâu, râu 11 đốt hình chuỳ 3 đốt đầu phình to. Khi phá hoại mọt thường tiết ra chất dịch thối gây cho sản phẩm có mùi hôi thối khó chịu.
- Họ mọt râu dài + Mọt cà phê
Đối tượng gây hại chủ yếu là cà phê, ngô, đậu, hạt bông.
Mọt trưởng thành dài 2,5 – 4,5 mm. Thân hình trứng màu nâu tối hay xám tro. Râu màu đỏ, nhỏ, dài, râu 11 đốt hình sợi, đốt thứ 9 – 11 hình tam giác bằng và dẹt. Cuối bụng có mảnh hở nhỏ hình tròn có nhiều lông nhỏ màu xám trắng.
- Họ mọt giả chết + Mọt đốm trắng
Mọt đốm trắng ăn hại trên các loại quả khô, các loại hạt bột, da lông, xác sâu bọ chết tuy nhiên thích gây hại nhất trên bột mì. Đây là loại gây hại nghiêm trọng nhất, nó phân bố phổ biến trên thế giới và nhiều tỉnh miền Bắc.
Mọt cái dài 4 – 5 mm, màu nâu đậm, râu dài bằng thân. Cánh cứng, hình bầu dục, có 2 vân màu trắng. Con đực dài 5 mm, thân nhỏ và dài. Râu dài hơn mọt cái, cánh cứng không rõ vân trắng.
- Họ mọt đậu + Mọt đậu xanh
Chúng phá hoại hầu hết các loại đậu nhưng chủ yếu trên đậu xanh
Dạng trưởng thành con đực dài 2,5 mm, con cái dài 3 mm, hình bầu dục màu nâu đỏ. Râu có 11 đốt, râu mọt đực hình răng lược, râu mọt cái cưa, giữa các cánh cứng có 1 đường vân chạy thẳng.
b. Bộ cánh vẩy
- Họ ngài sáng + Ngài bột lớn
Sâu non ăn hại bột gạo, thóc, các loại khoai sắn khô, cam thảo…tuy nhiên phá hoại chủ yếu trên lương thực bị ẩm ướt hư mốc. Cánh ngài cái dài 25 mm, ngài đực dài 17 mm. Trên cánh có 2 đường sáng vân màu trắng. Đầu và dọc cánh màu hồng.
+ Ngài gạo đen
Phá hoại chủ yếu trên các loại thóc gạo, các loại bột, thuốc lá, bông…Ngài cái dài 12 -1 4 mm, cánh dang dài 32 – 34 mm, thân màu vàng nâu, cánh trước màu vàng nâu lác đác có chấm đen tím, râu hình lưỡi liềm
- Họ ngài mạch + Ngài lúa mạch
Đây là một trong những loài ngài gây hại thóc nghiêm trọng nhất. Phá hoại lương thực, các loại hạt ngũ cốc
Dạng trưởng thành mình dài 6 mm, cánh xoè rộng 12 – 15 mm, thân màu nâu vàng, giống màu hạt thóc, có óng ánh. Cánh trước hình lưỡi kiếm màu trắng bạc pha màu nâu nhạt, cánh sau nhỏ.
c. Bộ có răng
- Họ có răng không cánh + Rệp sách
Ăn hại các các loại thóc gạo, bột hạt có dầu.
Dạng trưởng thành thân dài 1 mm, thân dẹp bằng và nhỏ, lúc đầu có màu trắng, sau thành màu cỏ úa, nâu xám, trên mình có lông. Đầu to, ngực ngắn nhỏ bụng to mập. Râu hình sợi 19 đốt, không có cánh.
+ Rệp bụi
Đối tượng gây hại giống như rệp sách
Dạng trưởng thành gần giống rệp sách thân dài 1,5 – 2 mm. Râu hình sợi 29 đốt, đầu có mắt kép lồi. Toàn thân lác đác có lông
d. Bộ mối
- Mối: Mối có khoảng 2000 loài. Ở Việt Nam mối phá hoại kho tàng, nhà cửa thuộc 2 dạng Coptotermes và Mirotermes
Mối thuộc loại côn trùng có sức phá hoại rất nhanh gây thiệt hại lớn. Mối phá nhà cửa, cột nhà, trần nhà, kho tàng và nông sản hàng hoá trong kho.
2. Lớp nhện
- Họ mạt thóc + Mạt bột
Đối tượng gây hại chính là các loại bột gạo, ngô, khoai sắn khô, hạt có dầu, lạc, cà phê, hoa hồi, lông da động vật…
Dạng trưởng thành mạt đực dài 0,4 – 0,5 mm, mạt cái dài 0,4 - -0,7 mm, hình bầu dục màu trắng sữa, thân mềm, trên mình có nhiều lông nhỏ, có 4 đôi chân.
Mạt không những phá hoại nông sản mà còn làm cho khối nông sản có mùi hôi, màu sắc biến đổi, bột bị đắng.
+ Mạt thân dài
Đối tượng phá hoại giống như mạt bột. Dạng trưởng thành có hình dáng giống như mạt bột nhưng phía dưới có nhiều lông dài. Chiều dài rộng hơn nửa chiều dài thân. Thân mạt dài, chân mảnh có màu đỏ.
+ Mạt chân đen
Thân màu trắng dài 0,5 – 0,7 mm. Chân và hàm màu tím đen hoặc tím than. Mạt chân đen ưa ẩm và thích hợp ở nhiệt độ 350C.