V. Kỹ thuật bảo quản một số loại nông sản thực phẩm
1. Kỹ thuật bảo quản một số nông sản chính
1.1. Kỹ thuật bảo quản hạt khô
a. Bảo quản thóc
Để bảo quản có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Giữ thóc luôn khô ráo, không bị ẩm ướt, không bị men, mốc, không bị bốc nóng, không bị sâu mọt
+ Kho tàng, dụng cụ chứa đựng phải sạch sẽ, cách ẩm và nhiệt với môi trường bên ngoài
- Bảo quản trong chum vại
Thóc sau khi phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ hạt lép, tạp chất, sâu mọt đổ vào chum vại đã được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo, sau đó đạy kín (tránh tiếp xúc với không khí). Trên cùng người ta trải 1 lớp lá xoan đã phơi khô. Trong lá xoan có chứa tinh dầu, có tác dụng xua đuổi đối với một số côn trùng. Với
cách bảo quản này nếu đảm bảo được các yêu cầu phẩm chất ban đầu có thể giữ được 1 – 2 năm. Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra theo dõi.
- Bảo quản trong kho lớn
Kho bảo quản thóc có nhiều loại như bằng gạch, bằng tre, nứa tuy nhiên loại kho được sử dụng nhiều và phổ biến hiện nay là kho gạch có hệ thống thông gió.
Kho phải thoáng, rộng, sạch sẽ và phải được khử trùng trước khi cho thóc vào bảo quản.
Hạt sau khi phơi sấy, loại bỏ tạp chất đạt tiêu chuẩn được đóng trong các bao tải. Các bao này được xếp thành dãy, kệ trong quá trình bảo quản có thể sử dụng phương pháp thông gió tích cực, sử dụng hoá chất để diệt vi sinh vật và côn trùng gây hại.
- Một công trình ngiên cứu bảo quản thóc của Viện Công nghệ sau thu hoạch cho hiệu quả bảo quản thóc khá tốt đó là: Sử dụng silicagen vào bảo quản thóc khô. Cụ thể: Silicagen được gói trong các túi vải nhỏ, sau đó xếp xen kẽ giữa các bao hoặc các thùng chứa thóc. Silicagen có tác dụng hút ẩm, giữ cho môi trường bảo quản luôn khô ráo. Với cách thức bảo quản như vậy có thể bảo quản 2 – 3 năm mà không cần tiến hành phơi lại.
b. Bảo quản ngô (bắp)
- Bảo quản cả bắp.
Ưu điểm: + Chất lượng của bắp được đảm bảo tốt hơn vì phôi hạt vẫn cắm vào lõi
+ Thuận lợi cho quá trình thông thoáng được dễ dàng Nhược điểm: Vận chuyển cồng kềnh, tốn bao bì, dụng cụ chứa đựng
Bắp phải là bắp tốt, bóc hết lá, phơi khô. Sau đó cho vào bao tải hoặc buộc thành từng bó. Khi xếp phải cách sàn, cách tường và cách trần từ 20 – 60 cm.
- Bảo quản hạt để rời
Phương pháp này hiệu quả kém hơn phương pháp bảo quản cả bắp.
Hạt trước khi nhập kho phải phơi thật ròn, loại bỏ tạp chất, loại bỏ những hạt bị sâu thối, bị vỡ tiến hành đóng bao và xếp kho. Kho phải sạch sẽ, khử trùng, khô ráo. Cách xếp tương tự như bảo quản thóc.
Ở một số nơi người ta còn bảo quản ngô theo cách sau: ở trong kho người ta làm những bức tường bằng trấu dày 20 cm bao phủ lấy khối hạt. Trước khi đổ
hạt, lót một lớp trấu dày như trên rồi trải thêm một lớp vôi dày khoảng 3 – 5 cm, xong lót 1 lớp cót và đổ đầy lên trên. Sau đó đổ đầy hạt, san phẳng lớp mặt, giải cót lên và tiếp tục rải thêm một lớp vôi, 1 lớp trấu dày lên trên phủ kín bề mặt khối hạt. Với phương pháp bảo quản này có thể bảo quản trong 1 năm vẫn cho chất lượng tốt.
- Bảo quản hạt giống
Ngô giống ngoài việc đảm bảo chống ẩm, chống nấm mốc, sâu mọt mà còn phải đảm bảo độ nảy mầm cao, do đó kho bảo quản phải đảm bảo độ thông thoáng và khô ráo. Có thể bảo quản theo phương pháp bảo quản ngô cả bắp hoặc bảo quản hạt rời ( nếu bảo quản hạt rời có thể trộn với lá xoan phơi khô để chống sâu mọt)
1.2. Kỹ thuật bảo quản củ nông sản tươi