Nghị bổ sung quy định về bán cổ phần cho cổ đông chiến lược

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 93 - 94)

Để đảm bảo thành công của quá trình cổ phần hóa, đặc biệt là giúp cho hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa thì việc kêu gọi và thu hút các cổ đông chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, Nghị định 187/2004/NĐ-CP chỉ cho phép cổ đông chiến lược là các nhà đầu tư trong nước. Như vậy, vô hình chung đã loại bỏ các nhà đầu tư nước ngoài không phải là cổ đông chiến lược của tổng công ty.

Các doanh nghiệp đều hướng đến những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, có tiềm lực kinh tế nhằm mục tiêu chính là thu hút vốn có hiệu quả, nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, cải thiện đáng kể năng suất lao động... chứ không tìm cách xé lẻ cổ phần định bán cho các cổ đông nhỏ. Mặc dù cũng có ý kiến e ngại nếu để các nhà đầu tư lớn tràn vào, họ sẽ khống chế, chi phối hoặc can thiệp sâu vào kinh tế đất nước. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm của một số nước, việc bán cổ phần cho người nước ngoài cho thấy: các nhà đầu tư nước ngoài ít quan tâm tới quyền quản lý, điều hành công ty mà quan tâm nhiều đến lợi nhuận và sự tăng giá cổ phiếu của công ty. Kết quả quan trọng nhất là hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp tự quyết định, giá trị cổ phần của doanh nghiệp tăng mạnh nhờ ảnh hưởng của đầu tư từ các cổ đông nổi tiếng và có tiềm năng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng đáng kể v.v...

Do vậy, đề nghị bổ sung các quy định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, cần có quy định hạn chế số lượng cổ phần tối đa mà mỗi cổ đông chiến lược nước ngoài được mua.

Ngoài ra, Chính phủ cũng nên sửa đổi quy định yêu cầu tổng công ty khi xây dựng phương án cổ phần hóa phải trình danh sách cổ đông chiến lược lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng với phê duyệt phương án cổ phần hóa. Nhà nước chỉ nên đưa ra tiêu chí xác định cổ đông chiến lược và số lượng cổ phần tối đa mà các cổ đông chiến lược được mua. Các vấn đề khác như tìm kiếm cổ đông chiến lược, mời cổ đông chiến lược tham gia mua cổ phần nên giao cho doanh nghiệp tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 93 - 94)