Cổ phần hóa được thực hiện từ việc ấn định giá bán cổ phần nay được chuyển sang cơ chế bán đấu giá cổ phần thông qua tổ chức tài chính trung gian

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 27 - 29)

chuyển sang cơ chế bán đấu giá cổ phần thông qua tổ chức tài chính trung gian

Theo các quy định trước đây về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giá của cổ phần phát hành được thực hiện theo cơ chế ấn định giá. Điều này có nghĩa là giá sẽ không thay đổi trong suốt quá trình chào bán. Người mua chỉ tiến hành đăng ký số lượng cổ phần cần mua mà không cần quan tâm đến giá của cổ phiếu. Trước khi Nghị định 187/2004/CP- NĐ ra đời thì giá cổ phiếu được ấn định giá trên mỗi cổ phiếu. Sở dĩ việc ấn định giá cổ phần được thực hiện trong một thời gian dài trước đây là do sự quan tâm của công chúng

đến việc mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa còn hạn chế vì họ chưa nắm được hiệu quả do cổ phần hóa đem lại. Mặt khác, việc ấn định mệnh giá cổ phần giúp cho việc cổ phần hóa được diễn ra nhanh chóng và thủ tục đơn giản. Người mua cổ phần chỉ cần đăng ký số lượng cổ phần mua và đối chiếu với giá cổ phần sẽ xác định được ngay tổng giá trị mà người đó phải trả cho công ty.

Cùng với việc nâng cao nhận thức về hiệu quả thu được từ việc mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa, nhiều nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân đổ xô vào việc tìm kiếm các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng sinh lời cao để mua cổ phần. Từ thực tế này dẫn đến việc ấn định giá cổ phần bán ra bên ngoài là không còn phù hợp và sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước và của chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã xóa bỏ cơ chế bán cổ phần theo giá sàn cho người lao động trong doanh nghiệp. Toàn bộ cổ phần phát hành lần đầu phải bán theo giá trị trường xác định thông qua đấu giá. Giá đấu giá là giá đấu giá trung bình của các phiên đấu giá. Trong thời gian qua, thông qua hình thức bán đấu giá cổ phần phát hành của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, nhà nước đã thu về được nhiều vốn phục vụ cho các nhu cầu đầu tư phát triển của nhà nước. Một số doanh nghiệp đã thành công trong việc bán cổ phần thông qua đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán như Công ty Sữa Việt Nam - VINAMILK, Nhà máy Thủy điện Sông Hinh, Công ty Điện lực Khánh Hòa...

Tóm lại, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước về cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước trong thời gian qua đã có sự thay đổi căn bản tùy theo yêu cầu phát triển của từng thời kỳ. Mục tiêu là huy động vốn, tạo điều kiện để người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào công tác quản lý của doanh nghiệp, tạo động lực bên trong, thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Phương châm chỉ đạo của Đảng là đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; đối tượng bán cổ phần bao gồm mọi cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, các tổ chức và pháp nhân khác để huy động vốn cho đầu tư phát triển, không cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; chú trọng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có sở hữu cổ phần. Giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất là do thị trường quyết định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 27 - 29)