Các phương pháp đa dạng hóa sở hữu và cải cách doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 73 - 74)

e) Các doanh nghiệp nhà nước theo kiểu văn phòng: việc tư nhân hóa các xưởng

2.3.2.4. Các phương pháp đa dạng hóa sở hữu và cải cách doanh nghiệp nhà nước

nghiệp này được thành lập dành cho quân nhân xuất ngũ. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là có nhiều đất đai, song đạt lợi nhuận thấp. Hầu hết các doanh nghiệp này không thu hút được các nhà đầu tư. Hoạt động của chúng là hợp tác với các công ty liên doanh với tư nhân bằng cách góp vốn cổ phần dưới dạng tài sản, trong trường hợp thất bại thì bị đóng cửa.

e) Các doanh nghiệp nhà nước theo kiểu văn phòng: việc tư nhân hóa các xưởng

vẽ, kho sách,v.v. hiện vẫn đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nhưng chưa rõ chính sách sắp tới.

2.3.2.4. Các phương pháp đa dạng hóa sở hữu và cải cách doanh nghiệp nhà nước nước

Tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mức độ tự do hóa thị trường trong từng thời kỳ, Đài Loan sử dụng các phương thức tiến hành đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước khác nhau và với mức độ khác nhau. Tuy nhiên có thể tóm tắt gồm các phương pháp chính như sau:

- Bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

- Bán theo phương thức đấu giá hạn chế (một số đối tượng nhất định được tham gia) hoặc đấu thầu công khai: phương thức này thường được sử dụng bán doanh nghiệp thua lỗ theo cách bán đấu giá. Mỗi lần không bán được sẽ giảm 20%;

- Góp vốn bằng tài sản với doanh nghiệp khu vực tư nhân; - Thu hút thêm vốn từ tư nhân;

- Hợp nhất với doanh nghiệp tư nhân;

- ủy thác kinh doanh, hợp đồng thuê quản lý (thuê công ty tư vấn kinh doanh): phương thức này chỉ áp dụng thuê quản lý đối với doanh nghiệp mới;

- Bán tiếp cổ phần nhà nước tại công ty;

Riêng các tập đoàn lớn sẽ bán cho toàn dân với giá ưu đãi. Theo ý kiến của các chuyên gia Đài Loan thì quá trình tư nhân hóa và đa dạng hóa sở hữu diễn ra thuận lợi do Đài Loan đã có các thể chế pháp lý có liên quan, đã có các tiền đề cho đa dạng hóa thực hiện tốt như thị trường tài chính, thì trường chứng khoán phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người lao động không muốn tư nhân hóa doanh nghiệp, nảy sinh nhiều trường hợp cản trở từ phía người lao động và các nghiệp đoàn dù rằng sau khi đa dạng hóa sở hữu, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nhà nước thu được tiền bán cổ phần, thị trường tài chính, chứng khoán hoạt động tốt hơn [46, tr. 22].

Để giảm bớt sự chống đối của người lao động và đẩy nhanh tiến độ đa dạng hóa sở hữu, Chính phủ Đài Loan đã đề ra nhiều biện pháp ưu đãi cho người lao động:

- Một phần cổ phần được bán ra giành cho người lao động mua (tối đa 35%) để hỗ trợ người lao động tham gia vào quản trị công ty.

- Giải quyết quyền lợi cho người lao động khi đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước: thanh toán có phân kỳ hoặc trả một lần (khoảng 7 tháng lương); thanh toán toàn bộ bảo hiểm đã đóng, v.v.

- Đào tạo hoặc tạo chỗ làm việc mới cho người lao động không chuyển đổi cùng doanh nghiệp hoặc mất việc trong 5 năm sau khi tư nhân hóa và đa dạng hóa sở hữu.

- Người lớn tuổi cho nhận tiền lương hưu trước thời hạn. Trường hợp doanh nghiệp khó khăn thì người lao động sẽ được nhận từ quỹ của Chính phủ. Nguồn tài chính để thực hiện các chính sách trên do Chính phủ cấp (ngân sách) và tiền bán cổ phần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)