Nghị sửa đổi quy định về bán cổ phần cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 92 - 93)

kể từ ngày bán cổ phần lần 1.

Phương án 2: Bán cổ phần thành hai đợt

- Đợt 1: sau khi hoàn thành bán đợt 1, tổng công ty sẽ tiến hành đại hội cổ đông và

đăng ký hoạt động ngay cho tổng công ty cổ phần.

- Đợt 2: Bán số cổ phần còn lại trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ thời

điểm bán cổ phần lần 1. Trong lần bán này, cho phép doanh nghiệp được bán cổ phần ra thị trường tài chính nước ngoài.

Kiến nghị nêu trên xuất phát từ thực tiễn là việc bán cổ phần của doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn vì Chính phủ tăng cường phát hành trái phiếu cho các dự án đồng thời các doanh nghiệp cũng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà đầu tư dự kiến mua cổ phần của tổng công ty cổ phần hóa sẽ bị phân tán. Mặt khác, với phương thức như trên thì giá cổ phần sẽ tăng hơn so với nếu bán cổ phần một lần. Điều đó sẽ làm tăng lợi ích của nhà nước (thu được số tiền chênh lệch do bán đấu giá cổ phần nhiều hơn).

h) Đề nghị sửa đổi quy định về bán cổ phần cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp doanh nghiệp

Theo quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, người lao động được hưởng mức ưu đãi khi mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với giá giảm 40% so với giá đấu giá bình quân. Theo quy định của Nghị định 64/2002/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trước đây thì người lao động được quyền mua cổ phần bằng 70% mệnh giá cổ phần. Như vậy, quy định của Nghị định 187/2004/NĐ-CP là một bước lùi, không có tác dụng khuyến khích người lao động tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp.

Đề nghị sửa đổi quy định nêu trên bằng việc cho phép những người lao động làm việc trong doanh nghiệp được mua cổ phần với giá mua bằng mệnh giá cổ phiếu. Số cổ phần tối đa mà mỗi người lao động được mua sẽ được xác định cụ thể theo thời gian công

tác tại doanh nghiệp. Ngoài số cổ phần được mua ưu đãi thì người lao động được mua cổ phần với giá đấu giá bình quân.

Đề nghị có cơ chế bán cổ phần ưu đãi thêm cho đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp nhằm thu hút và duy trì Ban lãnh đạo có năng lực, gắn kết họ lâu dài với doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư bên ngoài yên tâm khi những người quản lý doanh nghiệp nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 92 - 93)