Quản lý vốn nhà nước tại VINACONEX sau cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 58 - 61)

Trong cơ cấu vốn điều lệ của VINACONEX sau cổ phần hóa, nhà nước sẽ chiếm một tỷ lệ vốn nhất định. Để quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chính phủ phải cử một cơ quan nhà nước nhất định. Tuy nhiên, tại thời điểm tiến hành cổ phần hóa Tổng công ty, Chính phủ vẫn chưa xác định rõ cơ quan nào là cơ quan quản lý vốn nhà nước tại VINACONEX sau cổ phần hóa. Mặc dù tại thời điểm này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đã được thành lập nhưng đối tượng quản lý vốn của Tổng công ty này không bao gồm việc quản lý phần vốn nhà nước tại các tổng công ty được thí điểm cổ phần hóa. Việc chưa xác định rõ cơ quan nào tiến hành cổ phần hóa, quyền và nghĩa vụ của cơ quan này trong quá trình quản lý vốn nhà nước tại Tổng công ty... cũng tạo ra nhiều khó khăn cho VINACONEX trong việc xây dựng điều lệ, mô hình tổ chức và hoạt động sau cổ phần hóa, mối quan hệ với các cơ quan có liên quan trong đó có cơ quan quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp.

2.3. Tìm hiểu kinh nghiệm chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước ở một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.3.1. Tình hình chung về doanh nghiệp nhà nước và cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc nhà nước ở Hàn Quốc

2.3.1.1. Tình hình chung về doanh nghiệp nhà nước

Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước Hàn Quốc được thành lập không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chính phủ giao; các

mục tiêu và nhiệm vụ này thường được điều chỉnh theo tình hình thực tế trong từng giai đoạn phát triển và theo từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực. Trong thực tế, các doanh nghiệp nhà nước đóng góp khoảng 9% GDP, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa công cộng cần vốn lớn, thiết yếu của nền kinh tế như đường cao tốc, điện, bưu chính viễn thông, thép và giao dịch tài chính v.v... [46, tr. 2].

2.3.1.2. Khuôn khổ pháp lý tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước: nước:

Để có cơ chế quản lý thích hợp đối với các loại doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, Chính phủ Hàn Quốc chia các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước thành 2 loại như sau:

- Doanh nghiệp do nhà nước đầu tư là những doanh nghiệp mà Chính phủ nắm giữ ít nhất 50% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp do nhà nước cấp vốn là những doanh nghiệp mà Chính phủ nắm dưới 50% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước ở Hàn quốc là công ty đa sở hữu và Chính phủ (thông qua Bộ, ngành trung ương) giữ vai trò cổ đông; trừ một số doanh nghiệp như cấp nước, bảo hiểm, bệnh viện do các cơ quan hành chính địa phương quản lý. Vì vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước đều hoạt động theo Luật Công ty; riêng các công ty mà Chính phủ nắm giữ trên 50% tổng số vốn điều lệ của công ty thì ngoài việc tuân thủ Luật Công ty còn phải tuân thủ Luật Quản lý Doanh nghiệp do Chính phủ đầu tư được ban hành năm 1984 (nội dung chính của Luật này là đảm bảo sự độc lập về quản lý của bộ máy quản lý doanh nghiệp thông qua việc giảm bớt sự kiểm soát của Chính phủ và thực thi hệ thống đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp).

Ngoài ra, Chính phủ Hàn quốc còn khuyến khích các hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước thông qua các văn bản pháp luật như Luật Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước và các chính sách khuyến khích xuất khẩu [46, tr. 2].

Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc cho thấy phần lớn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả mà nguyên nhân chủ yếu là do sự can thiệp không đúng đắn của chủ sở hữu (bổ nhiệm cán bộ chính trị, không có chuyên môn đứng đầu doanh nghiệp; can thiệp vào hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp); do đầu tư quá mức dẫn đến tích tụ vốn quá nhanh, các doanh nghiệp nhà nước thừa năng lực và gây mâu thuẫn về cơ cấu đầu tư, tạo ra hướng phát triển không thích hợp; do hoạt động độc quyền, dẫn tới các căn bệnh: kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ thấp giá phục vụ ngày càng tăng; cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước không còn thích hợp. Hơn nữa, khi nền kinh tế đã phát triển, dân đã giàu lên và khả năng quản lý của khu vực tư nhân đã cao hơn trước thì cũng cần đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước để giảm dần mức đầu tư của nhà nước và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân đối với các doanh nghiệp này. Vì vậy, đã dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Định hướng cải cách là đa dạng hóa sở hữu, cơ cấu lại tổ chức và đặt các doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh.

Việc đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước được xét theo 2 tiêu chí lợi tức và mức độ phục vụ mục tiêu công cộng. Thứ tự ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhà nước thực hiện đa dạng hóa sở hữu dựa trên cơ sở lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Thời gian đầu Hàn Quốc tiến hành đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực kinh doanh đang diễn ra cạnh tranh cao hoặc có mức độ phục vụ mục tiêu công cộng không cao như: sản xuất nông nghiệp, chế biến, thương mại, khai thác... Sau đó chuyển sang đa dạng hóa các doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như: giao thông vận tải, kho bãi, năng lượng, bất động sản, dịch vụ xã hội... Trong 25 năm qua, vốn nhà nước tham gia vào các doanh nghiệp trên tổng vốn trong nước đã giảm từ 31,7% (1963) xuống 15,6% (1986) và 7% (2000) [46, tr.3].

Sau khủng hoảng tài chính ở các nước châu á (tháng 12/1997) Tổng thống Kim Te Chun đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách kinh tế, trong đó trọng tâm là cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực công. Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước với các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 58 - 61)